Hỗ trợ doanh nghiệp

Vinamilk nhập lô bò A2 thuần chủng đầu tiên từ New Zealand

Dự kiến cho đến năm 2019, Vinamilk sẽ tăng đàn bò A2 lên 1.000 con nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk (Mã: VNM) công bố hoàn tất nhập khẩu gần 200 con bò sữa A2 thuần chủng đầu tiên từ New Zealand. Vinamilk là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam nhập khẩu bò A2 từ New Zealand, đất nước có nền chăn nuôi và công nghiệp sản xuất sữa vào hàng đầu thế giới.

Đàn bò A2 thuần chủng của Vinamilk đến từ chương trình sinh sản đặc biệt tại New Zealand, bắt đầu từ 2016. Toàn bộ đàn A2 đã được xét nghiệm DNA, và chứng nhận thuần chủng A2 bởi các trung tâm kiểm định di truyền và tổ chức hỗ trợ chăn nuôi của New Zealand (LIC).

Hình ảnh trang trại bò sữa của VNM.

Sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, lô bò A2 đang mang thai này được chuyển về Tổ hợp trang trại công nghệ cao Thống Nhất tại Thanh Hóa. Dự kiến cho đến năm 2019, Vinamilk sẽ tăng đàn bò A2 lên 1.000 con nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Với sự xuất hiện của bò A2 tại Việt Nam, Vinamilk một lần nữa khẳng định tầm nhìn phát triển dài hạn của công ty sữa số 1 Việt Nam. Sự đầu tư của Vinamilk sẽ đem đến cho người tiêu dùng Việt Nam, kể cả những người tiêu dùng hay gặp vấn đề khó tiêu hoặc không dung nạp protein sữa (đạm sữa) khi sử dụng sữa bò thông thường sự một lựa chọn hoàn toàn mới, tự nhiên và hết sức an toàn.

Ông Phan Minh Tiên – Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk cho biết: “Sữa A2 là một trong những công nghệ mới nhất hiện nay của ngành sữa và mới chỉ xuất hiện tại các thị trường phát triển như Úc, New Zealand, Mỹ,….từ đầu những năm 2000. Vinamilk nhập giống bò A2 này về Việt Nam không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng mà còn chứng minh được sự phát triển của Vinamilk cũng như ngành sữa của Việt Nam trên trường quốc tế. Sữa tươi cao cấp A2 với giống bò A2 thuần chủng nhập khẩu từ New Zealand một lần nữa khẳng định cam kết của Vinamilk luôn tiên phong đem đến những sản phẩm chất lượng quốc tế vượt trội, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày một cao và đa dạng của người dân Việt Nam”.

Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ và New Zealand. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết) lên tới hơn 120.000 con, với sản lượng khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến tổng đàn bò sẽ được nâng lên khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi.

Mỗi năm có khoảng 15 tỷ sản phẩm của Vinamilk được sản xuất bởi 13 nhà máy trải dài khắp Việt Nam, trong đó có hai siêu nhà máy sữa bột và sữa nước tại Bình Dương được trang bị công nghệ tiên tiến với hệ thống thiết bị khép kín và tự động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến thành phẩm và đóng gói, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà máy sữa bột Việt Nam mỗi năm cho ra đời 54.000 tấn còn nhà máy sữa Việt Nam (Mega factory) thì có công suất 400 triệu lít sữa nước/năm và đang trong giai đoạn mở rộng qua giai đoạn 2 với công suất nâng lên gấp đôi, đạt 800 triệu lít sữa/năm.

 

Từ năm 1997 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đã đạt khoảng 2 tỷ USD (tương đương khoảng 45.520 tỷ đồng). Đến nay, Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những quốc gia yêu cầu rất cao về chất lượng trong sản phẩm dinh dưỡng như Nhật, Canada, Mỹ, Úc, Thái Lan... từ những nhà máy sản xuất sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Những năm gần đây Vinamilk dần chuyển xuất khẩu các mặt hàng khác như sữa tươi, sữa chua ăn, sữa chua uống, các sản phẩm nước trái cây; nhằm hướng tới đa dạng hóa sản phẩm Vinamilk trên thị trường quốc tế, phù hợp với các nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Gần đây nhất Vinamilk đã chính thức ra mắt tại thị trường Thái Lan, Myanmar và Bangladesh.

Hiện nay, ngoài khu vực Châu Á, Vinamilk vẫn tiếp tục củng cố sự hiện diện và tập trung hơn nữa tại các thị trường quốc tế mới, đặc biệt là khu vực Châu Phi, bằng việc đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để phù hợp văn hóa địa phương, tung các sản phẩm thế mạnh (sữa bột, bột dinh dưỡng…), mở rộng hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết thương hiệu.

Nên đọc
Theo Người đồng hành
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo