Hỗ trợ doanh nghiệp

Vuột dần cơ hội vốn rẻ

Tìm đâu nguồn vốn giá rẻ để đón cơ hội phục hồi khi nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng trong những tháng cuối năm?

 

 

 

 

 

Đây không chỉ là nội dung chính tại Diễn đàn Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Cơ hội vốn cuối năm 2012, diễn ra sáng 20/9 tại Hà Nội, mà còn là mối quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, bởi cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh có nguy cơ vuột khỏi tầm tay khi lãi suất chưa kịp hạ thêm thì đã nhấp nhổm gia tăng.

 

 

 

 

 

Theo quy luật hàng năm, quý IV và quý I thường là thời điểm nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu gia tăng. Với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, đây là cơ hội bứt phá. Song khả năng này chỉ thành hiện thực một khi doanh nghiệp tiếp cận được và sử dụng hiệu quả nguồn vốn giá rẻû.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực tiễn cho thấy, dù nhiều ngân hàng tung ra các chương trình lãi suất thấp, nhưng kèm theo điều kiện vay vốn rất cao, thủ tục lại rườm rà, nên rất ít doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn giá rẻ này.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiện lãi suất vay vẫn phổ biến ở mức cao (16-18%/năm) so với sức chịu đựng của phần đông doanh nghiệp. Không những thế, khả năng tiếp cận vốn giá rẻ càng khó với doanh nghiệp khi gần đây, hàng loạt ngân hàng lao vào cuộc đua tăng lãi suất huy động. Thêm vào đó, lạm phát có xu hướng tăng cũng đang đe doạ khả năng sinh lời của đồng vốn.

 

 

 

 

 

 

 

 

u hỏi đặt ra là, huy động vốn gấp 10 lần tăng trưởng tín dụng, nhưng tại sao ngân hàng không đẩy mạnh cho vay? Dĩ nhiên, không ngân hàng nào huy động tiền để bỏ trong két. Rất có thể, luồng tiền đang chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng, qua thị trường liên ngân hàng, qua các công cụ tài chính… chứ chưa chảy vào nền kinh tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ quả tất yếu là nền kinh tế lâm vào cảnh thừa vốn, thừa hàng, nhưng doanh nghiệp lại vẫn khát tiền. Trên thực tế, việc ép lãi suất hạ quá nhanh cũng không hẳn tốt cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp chậm tái cơ cấu và gặp khó về đầu ra như hiện nay. Đó là chưa kể nếu tìm mọi cách đổ vốn vào nền kinh tế thì vô hình trung, có thể đẩy lạm phát gia tăng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chính vì vậy, vấn đề cốt lõi để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm, không còn cách nào khác, là phải đưa ra giải pháp tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. 

     

 

 

 

 

Muốn làm được điều này, không những ngân hàng phải triển khai thêm các gói hỗ trợ lãi suất, chủ động tái cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng tiềm năng… mà bản thân doanh nghiệp cũng phải chủ động cơ tổ chức lại sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với khả năng, tình hình tài chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp cũng cần thấy rõ mặt trái của đòn bẩy tín dụng, từ đó xác định hạn mức vay cho phù hợp, để tín dụng không trở thành gánh nặng khó trả. Hơn nữa, doanh nghiệp phải công khai, minh bạch tài chính để tạo niềm tin cho ngân hàng, cho nhà đầu tư.

 

 

 

 

 

 

 

Trong bối cảnh hiện tại, cơ quan quản lý nhà nước cũng phải hỗ trợ mạnh tay hơn, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, có chính sách bảo lãnh vay vốn, có quy định xử lý hiệu quả các tranh chấp, các quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng…

 


 

 

 

 

Một giải pháp nữa từng được dư luận khuyến cáo, đó là Ngân hàng Nhà nước phải từng bước chặt bỏ sở hữu chéo, bắt buộc mọi tổ chức tín dụng phải niêm yết trên sàn chứng khoán. Động thái này không những tạo thêm kênh kiểm soát vốn minh bạch, mà còn buộc các tổ chức tín dụng phải bơm tiền ra nền kinh tế với liều lượng hợp lý, thay vì để đồng vốn chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng hay “chảy” vào các công ty sân sau.

 


 

 

 

Theo Đầu tư điện tử

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo