Hỗ trợ doanh nghiệp

Ai sẽ hỗ trợ vốn cho các dự án thương mại điện tử?

CEO Nguyễn Ngọc Điệp và Ban Lãnh đạo Vật Giá ấp ủ trong nhiều năm qua nhằm hỗ trợ những ai đang phải đau đầu về vốn hay hoạch định các dự án tiềm năng một cách khả thi và năng lực ứng dụng thực tế tốt nhất.

Ông vui lòng cho biết cụ thể về kế hoạch tài trợ các dự án tiềm năng của Vật Giá?

 

Mục tiêu và tham vọng của chúng tôi là “xây dựng một công ty giúp cuộc sống tốt hơn qua internet, đem lại sự thịnh vượng và tự hào cho các thành viên”, trong đó thương mại điện tử chỉ là bước khởi đầu. Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi luôn luôn phải trăn trở tìm kiếm ý tưởng mới có khả năng sinh lợi cao liên quan tới internet cùng nguồn nhân lực say mê, có năng lực thực hiện ý tưởng.

 

Chúng tôi chia ra ba mức đầu tư: Mức 1: Chỉ có ý tưởng và có khả năng làm, tôi sẽ đưa về thành 1 dự án trong công ty, đầu tư 100% vốn và chia sẻ lợi nhuận cho họ.

 

Mức 2: Đã xây dựng công ty, đang hoàn thiện sản phẩm và sắp triển khai kinh doanh, chúng tôi sẽ hỗ trợ về vốn, kỹ thuật…. và cùng tham gia điều hành. Mức 3: Đã xây dựng công ty, kinh doanh có doanh thu, chúng tôi có thể đầu tư 1 phần và không tham gia vào điều hành. Chúng tôi không thành lập quỹ, mà chỉ đầu tư theo kiểu corporate investment. 

 

- Theo ông, các dự án được xét duyệt sẽ phải vượt qua những rào cản nào của thị trường  thương mại điện tử tại Việt Nam và yêu cầu của nhà đầu tư?

 

Chúng tôi luôn quan tâm tới ba yếu tố: Công việc kinh doanh đó phải có thị trường đủ lớn để sinh ra lợi nhuận, người làm phải yêu thích và có năng lực thực hiện công việc, phù hợp với sứ mệnh và chiến lược kinh doanh của công ty chúng tôi.

 

- Vậy, bằng cách nào, các tác giải có thể trình bày ý tưởng hay phải là dự án đang chạy?

 

Tôi thường yêu cầu họ tóm tắt hai bản, một là bản mô tả ý tưởng trong một trang A4, hai là một bản kế hoạch tài chính càng chi tiết càng tốt. Có ba dự án tôi đã đầu tư từ lúc trứng nước, chỉ có ý tưởng thôi.

 

- Vật Giá đầu tư cho các dự án theo mô hình nào, thưa ông? 

 

Như tôi đã trình bày ở trên chỉ cần ý tưởng hấp dẫn và phù hợp với chiến lược, chúng tôi sẽ tham gia bằng mọi hình thức. 

 

- Vậy còn đánh giá của ông về các dự án tham gia xét duyệt?

 

Tôi nhận được hàng trăm dự án, nhưng mới chỉ đầu tư được năm dự án khả thi nhất. Vì đa số những người đưa ra ý tưởng, họ chỉ mới dừng lại ở mức ý tưởng mà chưa có cơ hội kiểm chứng nên còn rất mơ hồ. Chúng tôi phải hỏi người đề xuất ý tưởng, và cùng họ xây dựng một kế hoạch chi tiết, khả thi hơn.

 

- Nhiều ý kiến cho rằng đang có một làn sóng/xu hướng đầu tư vào các dự án công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong bối cảnh thị trường bất động sản, chứng khoán, ngân hàng gặp khó khăn như hiện nay, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào ?
 
 
Tôi không nghĩ vậy. Nếu thương mại điện tử ở Mỹ cần 15 năm phát triển với 1 hệ thống cơ sở hạ tầng của họ tốt như vậy, thì với một đất nước cơ sở vẫn còn lạc hậu như Việt Nam, chúng ta sẽ mất từ 25 đến 30 năm. Mà hiện tại chúng tôi mới chỉ đi chật vật được khoảng năm năm, nên tôi cho rằng thương mại điện tư là một lĩnh vực đầy rủi ro và khó khăn trong giai đoạn này. Các nhà đầu tư từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này họ sẽ rất thận trọng khi quyết định đầu tư. Tôi cho rằng đây chưa phải thời điểm bùng nổi thương mại điện tử.
 

- Vậy còn ý kiến cho rằng năm 2012 và 2013 việc đầu tư mạo hiểm vào ngành công nghệ sẽ trở nên cực hot khi các quỹ đang “tranh nhau” các dự án tiềm năng để đầu tư. Ông nghĩ sao về điều này? 

 

Tôi không được rõ về điều này, nhưng tôi thấy các quỹ họ rất thận trọng khi đầu tư vào Việt Nam nói chung, đặc biệt là ngành thượng tầng như thương mại điện tử nói riêng. Nếu họ có nhảy vào bây giờ thì tôi nghĩ cũng không phải là đầu tư để phát triển, mà để mua lại công ty, lấy người từ những chỗ khác khi cả nền kinh tế chúng ta đang gặp khó khăn.

 

- Xin cảm ơn ông!

 

Theo DDDN

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo