Tin tức - Sự kiện

Apple từ chối bẻ khóa iPhone theo yêu cầu của Chính phủ

(DNVN) - Apple vừa từ chối bẻ khóa iPhone theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ để phục vụ công tác điều tra một nhóm tội phạm liên quan tới khủng bố.

Tin tức trên báo Vnexpress, ngày 16/2, Tim Cook, CEO Apple, viết "tâm thư" gửi khách hàng rằng chính phủ Mỹ đã yêu cầu hãng làm một việc "nguy hiểm, có thể đe dọa đến bảo mật khách hàng" nên họ đã từ chối.

CEO Tim Cook tỏ ra giận dữ trước yêu cầu của toà án Mỹ. Ảnh: Reuters.

Theo Cook, smartphone, dẫn đầu là iPhone, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Mọi người dùng chúng để lưu một lượng lớn thông tin cá nhân từ tin nhắn, ảnh, nhạc, ghi chú, danh bạ cho đến thông tin tài chính, sức khỏe, vị trí. . . Vì vậy, nhiều năm qua, Apple đã triển khai các giải pháp mã hóa để bảo vệ dữ liệu khách hàng và đó là cách duy nhất giúp thông tin an toàn.

"Chúng tôi phẫn nộ trước hành động khủng bố đẫm máu ở San Bernardino hồi tháng 12/2015. FBI yêu cầu Apple tham gia vài ngày sau đó và chúng tôi đã nỗ lực để hỗ trợ chính phủ vì chúng tôi không thỏa hiệp với khủng bố."

"Chúng tôi đã cung cấp mọi thông tin có thể. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lại yêu cầu một thứ mà chúng tôi không có và nghĩ là sẽ rất nguy hiểm nếu tạo ra. Họ yêu cầu xây dựng cổng hậu (backdoor) trên iPhone", Cook nhấn mạnh.

Cụ thể, nguyên nhân của mọi việc đến từ vụ thảm sát tại San Bernardino. FBI đang cố gắng truy cập dữ liệu trên điện thoại của một trong 2 kẻ sát nhân – những kẻ đã giết 14 người, làm bị thương 22 người khác trong vụ xả súng tại California hồi tháng 12. Báo Zing news thông tin. 

FBI muốn tìm hiểu xem 2 kẻ sát nhân có liên hệ gì với tổ chức khủng bố IS, theo The Guardian. Chủ nhân của chiếc điện thoại – Syed Farook – bị giết trong một vụ đọ súng khác. Đầu mối quan trọng của vụ án – chiếc iPhone 5C – được mã hoá sử dụng phần mềm mặc định của Apple, đồng nghĩa không ai có thể truy cập dữ liệu của nó nếu không có mật khẩu, kể cả Apple hay FBI.

 

FBI sau đó đưa Apple ra toà, yêu cầu để hãng mở bẻ khóa chiếc iPhone. Tuy nhiên, mục đích xa hơn của họ là yêu cầu Apple tạo ra phần mềm có thể vượt qua mật khẩu của máy, trước khi nó tự động xoá bỏ dữ liệu.

“Chính phủ cho biết công cụ này chỉ sử dụng một lần, trên một chiếc điện thoại. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Một khi được tạo ra, nó có thể được sử dụng nhiều lần, trên bất cứ thiết bị nào. Nó giống như chiếc chìa khoá vạn năng, có thể mở hàng trăm triệu ổ khoá. Chẳng có lý do nào để chấp nhận điều này”, Tim Cook phân tích.

Nên đọc
Dã Qùy (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo