Góc nhìn

Thanh tra toàn diện quy hoạch, đầu tư, xây dựng công trình điện năng lượng tái tạo

DNVN - Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo trên địa bàn.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Hòa Bình: Người cao tuổi bị khuyết tật, tai biến đến khi qua đời vẫn chưa được giải quyết chế độ trợ cấp

>>> Phơi bày "góc khuất" ngành điện, thất thu ngân sách

Theo đó, để phục vụ việc thanh tra, Đoàn thanh tra đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình đầu tư nguồn điện năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trên địa bàn của tỉnh, thành phố.

Yêu cầu, UBND tỉnh, thành phố cần tổng hợp, báo cáo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia về điện mặt trời giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, Giai đoạn từ năm 2016 đến 2021 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) đối với các dự án điện mặt trời, điện gió theo quyết định hoặc văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ, gồm: kết quả thực hiện đầu tư so với quy hoạch; những tồn tại, hạn chế, bất cập, vướng mắc, những đề xuất, kiến nghị... (đối với các dự án không có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép đầu tư thì ghi chú cụ thể). Những đề xuất, kiến nghị của tỉnh, thành phố đối với dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Đối với Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh về điện mặt trời, Đoàn thanh tra đề nghị báo cáo rõ, cụ thể những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện như: Việc đấu nối, việc chưa có lưới truyền tải để giải tỏa công suất, việc quá tải, hao hụt nhiều trong khâu truyền tải,… việc chưa ban hành cơ chế giá đối với dự án hoặc một phần dự án phát điện thương mại đối với điện mặt trời sau ngày 31/12/2020 (đối với điện gió sau ngày 31/10/2021)...; đề xuất, kiến nghị của tỉnh, thành phố với cấp có thẩm quyền để giải quyết, trong đó có đề xuất, kiến nghị đối với dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Số dự án điện mặt trời triển khai đến 2020 vượt xa quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Đoàn thanh tra cũng đề nghị tổng hợp (thống kê chi tiết từng dự án kèm theo) về tình hình, kết quả thực hiện các dự án, qua đó đánh giá khái quát hiệu quả đầu tư dự án.

Hệ thống điện mặt trời áp mái của Công ty TNHH Sembcorp Solar Việt Nam lắp trên mái nhà của Công ty Lương thực Thoại Sơn.- An Giang.

Hệ thống điện mặt trời áp mái của Công ty TNHH Sembcorp Solar Việt Nam lắp trên mái nhà của Công ty Lương thực Thoại Sơn.- An Giang.

Đồng thời Đoàn thanh tra cũng đề nghị thống kê cụ thể các dự án điện mặt trời và các dự án điện gió đã chuyển nhượng dự án hoặc thay đổi chủ đầu tư theo biểu thống kê do UBND tỉnh, thành phố xây dựng. Trong đó thể hiện rõ các thông tin: tên dự án, quyết định phê duyệt dự án, công suất theo quy hoạch, công suất thực tế, tên chủ đầu tư theo quyết định phê duyệt, tên chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án, lý do chuyển nhượng,... năng lực của các chủ đầu tư.

Trước đó, sau khi ban hành kết luận về rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà tại 10 đơn vị điện lực trên cả nước, Bộ Công thương tiếp tục thành lập 3 đoàn thanh kiểm tra để tiếp tục rà soát, giám sát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà (đợt 2). Trường hợp phát hiện vi phạm, cần xem xét xử lý, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời tổng hợp kết quả thực hiện gửi về Bộ Công thương để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Mai Trâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm