5 trụ cột quan trọng và lộ trình 3 bước của chuyển đổi số
Chuyên gia Võ Trí Thành: Chuyển đổi số không còn là câu chuyện sống còn nữa, mà là chuyện bắt nhịp với xu thế / Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thu phí điện tử không dừng
Theo ý kiến ứng dụng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp SMEs đạt được các kết quả rõ rệt như sau:
Giảm thiểu chi phí, tối ưu công tác vận hành, đặc biệt tối ưu về nguồn lực nhân sự và đào tạo nhân sự. Đặc biệt nhà quản lý áp dụng công cụ quản trị từ xa, không chỉ đơn giản hoá hoạt động quản lý doanh nghiệp (DN); mà còn có công cụ phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh mọi lúc, mọi nơi.
Thứ hai, cải thiện chiến lược khách hàng khi có đủ công cụ tổng hợp thông tin khách hàng; phân tích và đo lường cụ thể được hành vi mua hàng, nhu cầu của khách hàng và bám đuổi được khách hàng theo hành trình trải nghiệm khách hàng.
Thứ ba, phân tích và bảo mật dữ liệu tốt hơn: hầu hết doanh nghiệp SMEs không có hệ thống lưu trữ và bảo mật cho dữ liệu công ty. Nhiều dữ liệu quý của công ty như thông tin khách hàng, tài liệu sản phẩm, tài liệu nhân sự, hệ thống quy trình.. đều rơi rụng vì nằm trong máy tính của các nhân viên, không được tập hợp và bảo mật trên 1 hệ thống chung
Thứ tư, sản phẩm/dịch vụ mới: Nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo được những sản phẩm thuần tuý trên môi trường số hoặc có thể phân phối thông qua ứng dụng Ommi Channel, đột phá doanh thu, đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như Covid-19. Với sản phẩm số này, DN tạo ra được những cái đuôi dài – về mặt chiến lược, đó là những sản phẩm đầu tư một lần nhưng bán mãi, luôn luôn thu được lợi nhuận. Đấy là nhóm sản phẩm mà dù bất kể doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại cũng nên đặt tư duy đầu tư. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh thời đại số.
Thứ năm, gia tăng quy mô theo cấp số nhân, tăng tốc kết quả kinh doanh: Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số có thể dễ dàng thiết lập đa kênh bán hàng, marketing để tiếp cận trực tiếp với khách hàng (D2C – direct to customers/ O2O – Online to Offline) và theo đó, gia tăng vô giới hạn cơ hội tiếp cận với khách hàng trực tiếp toàn cầu.
Thứ sáu, thúc đẩy văn hoá doanh nghiệp đặc biệt đối với nguồn lực nhân sự thế hệ Y và Z, những nhóm sinh ra và lớn lên trong môi trường số và 24h online. Trước hết, chuyển đổi số là câu chuyện xuất phát từ tư duy của nhà lãnh đạo. Theo Bà Vân, “không phải lãnh đạo nào cũng là lãnh đạo cấp tiến hay chủ động thúc ép nhân sự tham gia cùng vào quá trình chuyển đổi số. Đa số lãnh đạo chỉ tập trung vào kết quả đầu ra cuối cùng, còn nhân viên làm thế nào để ra đầu ra đó là việc của nhân viên.
Một trong những việc doanh nghiệp muốn chuyển đổi số cần phải làm là huấn luyện và mở rộng luồng tư duy của nhà lãnh đạo; giúp họ có khả năng nhìn thấy được và thấu hiểu được lợi ích của quá trình chuyển đổi số. Hiện tại các chủ doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nhìn được vào lợi ích của chuyển đổi số. Đây không phải là chuyện sử dụng phần mềm thì công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn như thế nào; mà là tôi đầu tư cho chuyển đổi số thì DN sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền và doanh thu tăng như thế nào?
Chuyển đổi số gắn liền với câu chuyện tái cấu trúc
Tại sự kiện Tái cấu trúc theo hướng chuyển đổi số Do Thanhs và Base đồng tổ chức tháng 4/2020 vừa qua, Ông Hoàng Trung Thiên Vương, Giám đốc Marketing của Base.vn, phần mềm thống nhất quản trị và điều hành doanh nghiệp khẳng định quá trình chuyển đổi số không tách rời 6 yếu tố trong mô hình “BÁNH ĐÀ TÁI CẤU TRÚC” do Thanhs công bố.
Là 1 đơn vị đã triển khai cho gần 5.000 doanh nghiệp, ông Vương chia sẻ rất nhiều đơn vị nhầm tưởng quá trình chuyển đổi số chỉ dành riêng cho những ông lớn trong làng công nghệ và chuyển đổi số sẽ hoàn tất ngay sau khi áp dụng công nghệ.
5 trụ cột quan trọng của chuyển đổi số
1.Văn hóa và chiến lược số
2.Dẫn dắt nhân viên và khách hàng
3.Đổi mới quy trình
4.Áp dụng công nghệ
5.Quyết định dữ liệu
Lộ trình chuyển đổi số 3 bước:
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt giúp công ty tăng trưởng mạnh mẽ nếu thực hiện thành công. Tuy nhiên chuyển đổi đòi hỏi quá trình và sự biến đổi trước hết trong tư duy, chiến lược, nguồn lực bao gồm con người và tài chính. Chính vì vậy lời khuyên của ông Vương dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể thực hiện chuyển đổi số từng phần, theo lộ trình:
Bước 1: Số hóa thông tin dữ liệu (Digitization)
Bước 2: Số hóa các quy trình (Digitalization)
Bước 3: Chuyển đổi số (Digital Transformation) làm thay đổi mô hình kinh doanh, tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhưng bước 3 mới là bước quan trọng nhất của quá trình Chuyển đổi số. Công nghệ sinh ra là để giảm bớt gánh nặng của người lãnh đạo. Nếu không có phần 3 thì chuyển đổi số không có ý nghĩa. Hiện thời các doanh nghiệp chỉ nghĩ được đến bước 1, và 2, hoàn toàn chưa có tư duy hiểu rõ bước thứ 3 và họ cũng không nghĩ đến bước 3 sẽ tạo ra giá trị gì.
Để thúc đẩy tiến trình số hoá tại DN, các phương tiện truyền thông cũng như các tổ chức tư vấn/ triển khai chuyển đổi số cho DN cần tập trung vào việc phân tích chuyển đổi số mang lại giá trị cụ thể nào cho người lãnh đạo, người lao động; sâu hơn là về các công cụ phân tích dữ liệu, để biết dữ liệu có thể đóng góp như thế nào cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tái cấu trúc theo định hướng chuyển đổi số.
End of content
Không có tin nào tiếp theo