Chuyển đổi số

Nguy cơ bị “loại bỏ khỏi cuộc chơi” khi doanh nghiệp chưa bắt đầu chuyển đổi số

DNVN - Chuyển đổi số đang là xu hướng trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dường như vẫn chưa thực sẵn sàng cho quá trình này.

Bị lộ thông tin cá nhân: Nhiều người mua hàng online bị lừa giao hàng "rởm" mà mình không hề đặt mua / Chuyên gia Võ Trí Thành: Chuyển đổi số không còn là câu chuyện sống còn nữa, mà là chuyện bắt nhịp với xu thế

Bà Đặng Thanh Vân, Chủ tịch công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs.

Bà Đặng Thanh Vân, Chủ tịch công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs.

Theo số liệu từ Enterprise cho biết có 76% doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt đầu chuyển đổi số. Con số này lớn gấp 1,5 lần so với thế giới. Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp này là không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, chưa tìm được mô hình nào phù hợp với đặc thù của riêng mình; chưa tìm được đối tác đồng hành.

Vì sao phải chuyển đổi số?

Tại hội thảo "Global Digital Transformation" tháng 4/2019, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT đã khẳng định: "Câu hỏi mà các doanh nghiệp phải đặt ra vẫn không thay đổi: làm thế nào để tăng trưởng, để có khách hàng, để có lợi nhuận, nhưng cách trả lời rất khác biệt và những công ty chuyển đổi số sẽ thể hiện sự vượt trội. Nói cách khác, nếu không chuyển đổi số, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thua về bậc và sớm muộn phải ra đi".

Tại Diễn đàn về Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN tại Hà Nội vào ngày 25/6/2020, bà Đặng Thanh Vân, Chủ tịch công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs, 20 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cũng nhận định “Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là tiến trình không thể đảo ngược, bởi những khủng hoảng như Covid-19 sẽ còn diễn ra. Trong đó dữ liệu số sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi dữ liệu có ích cho doanh nghiệp ngày càng bùng phát, đa dạng và sẽ khiến doanh nghiệp quá tải vì thông tin nếu không có hệ thống phân tích dữ liệu số phù hợp. Đó chính là quá trình Chuyển đổi số của doanh nghiệp”. Việc xảy ra khủng hoảng Covid-19 là một dấu hiệu cho thấy chúng ta không thể đứng ngoài dòng chảy phát triển của xã hội. Bởi vì những khủng hoảng tương tự Covid-19 sẽ tiếp tục diễn ra, chứ không phải trăm năm có một lần.

Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.

International Data Coperation đã dự báo, đến năm 2022, giá trị chuyển đổi số trên thế giới ước đạt 2.000 tỷ USD và tăng trưởng cao gấp 4 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường dịch vụ công nghệ thông tin. Sau đại dịch, mọi việc có thể còn tiến nhanh hơn nữa.

Tại Việt Nam, theo Báo cáo về nền kinh tế số tại Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain & Company năm 2019, kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng như "rồng được tháo xích" và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025.

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng ở tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước.

Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp thành công

Ông Nguyễn Trung Chính - Phó chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC nhận định, nếu ai nhận thức sớm, triển khai nhanh quá trình chuyển đổi số thì thành công càng đến sớm.

Trong tháng 01/2020 , dựa trên những nhu cầu cấp thiết từ chính các doanh nghiệp SMEs Việt cho nhu cầu chuyển đổi số một cách nhanh chóng, dễ dàng ứng dụng cho quy mô nhỏ và siêu nhỏ; CLB chuyển đổi số dành cho DN SMEs CHUDOSO đã được thành lập dưới sự tham gia của trên 20 thành viên sáng lập. Mục tiêu của CLB là xây dựng bản đồ chuyển đổi số giúp DN SMEs khai thác sức mạnh số nhanh hơn, mạnh hơn, trở thành đòn bẩy lớn giúp DN có thể bứt tốc, vượt qua các cây đại thụ - doanh nghiệp “lão làng” trong ngành.

P.V
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm