Chuyển đổi số

5 xu hướng cấp bách đối với môi trường làm việc doanh nghiệp giữa đại dịch

DNVN - Để giúp các nhà lãnh đạo thích nghi với sự chuyển đổi mới dưới tác động của đại dịch, "Chỉ số Xu hướng Công việc năm 2022" do Microsoft vừa công bố đã chỉ ra 5 xu hướng cấp bách.

Ra mắt ứng dụng số cho Diễn đàn tôm Việt / 42% nông dân muốn ứng dụng số hóa trong nông nghiệp

Các xu hướng được rút ra từ một nghiên cứu của bên thứ 3 với sự tham gia của 31.000 người đến từ 31 quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng kết quả phân tích tín hiệu từ Microsoft 365 và xu hướng làm việc trên LinkedIn.

Theo đó, sự ưu tiên của người lao động đã thay đổi. 69% nhân viên tại Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ đề cao sức khỏe và phúc lợi của mình cao hơn sự nghiệp so với trước khi xảy ra đại dịch. Đặc biệt, 53% người thuộc thế hệ Z và Millennials tại Việt Nam còn có khả năng sẽ cân nhắc thay đổi công ty làm việc trong năm tới, tăng 7% so với năm 2021.

Các nhà quản lý cảm thấy bị mắc kẹt giữa vai trò lãnh đạo và đáp ứng kỳ vọng của nhân viên: 73% các nhà lãnh đạo tại Việt Nam chia sẻ rằng công ty của họ đang có kế hoạch quay trở lại làm việc toàn thời gian tại văn phòng trong năm tới. 55% quản lý tại Việt Nam cho biết đường hướng lãnh đạo tại công ty của họ không đáp ứng được kỳ vọng của nhân viên và 87% nói rằng họ không có đủ tầm ảnh hưởng hoặc nguồn lực để tạo ra sự thay đổi cho nhân viên của mình.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ số để làm việc online.

Các nhà lãnh đạo cần tạo cho nhân viên cảm giác muốn đến văn phòng: 40% nhân viên đang làm việc theo mô hình kết hợp tại Việt Nam cho biết khó khăn lớn nhất của họ là xác định khi nào và tại sao họ cần phải tới văn phòng, tuy nhiên chỉ 34% các nhà lãnh đạo đã xây dựng các thỏa thuận quy định về điều này.

Làm việc linh hoạt không đồng nghĩa với “luôn luôn túc trực”: 54% người lao động ở Việt Nam được hỏi đều sẵn sàng đồng ý sử dụng các nền tảng số có tính tương tác cao cho các cuộc họp công việc trong năm tới.

Việc xây dựng lại các mối quan hệ xã hội sẽ thay đổi trong thế giới kết hợp: Với thực tế 77% người lao động kết hợp tại Việt Nam đang cân nhắc chuyển sang làm việc từ xa hoàn toàn trong năm tới, các công ty không thể tiếp tục phụ thuộc vào môi trường văn phòng để xây dựng lại các mối quan hệ xã hội đã mất trong hai năm qua.

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, cho biết: “Chúng ta không thể xóa bỏ trải nghiệm thực tế và những tác động trong hai năm qua, vì khả năng làm việc linh hoạt và phúc lợi đã trở thành những yếu tố tối quan trọng với nhân viên. Do đó các tổ chức phải thấu hiểu và đáp ứng những kỳ vọng này thì mới có thể giúp nhân viên và doanh nghiệp đạt được những thành công lâu dài”.

Cũng theo Microsoft, sau 5 năm kể từ khi ra mắt, đã có hơn 270 triệu người sử dụng nền tảng cộng tác Microsoft Teams cho công việc kết hợp.

Để tạo ra mô hình làm việc kết hợp hiệu quả, các lãnh đạo sẽ cần xây dựng kế hoạch rõ ràng về cách thức, thời gian và địa điểm làm việc và công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong những kế hoạch đó.

Microsoft cũng giới thiệu những cải tiến mới được thiết kế để nâng cao trải nghiệm trong mô hình làm việc kết hợp như các kênh chung của Teams Connect cho phép mọi người trong và ngoài tổ chức cùng có thể cộng tác trên một không gian làm việc chung.

Để thu hẹp khoảng cách giữa không gian làm việc số và không gian làm việc vật lý, một bố cục mới cho phép sắp xếp những người tham gia cuộc họp trực tuyến trên Teams Rooms thành hàng, front row, được ra mắt ở bản xem trước.

Các giải pháp hiển thị hỗ trợ cảm ứng mới cho Teams Rooms đến từ Neat và Yealink đang trong quá trình được kiểm chứng trên Android. Các thiết bị này kết hợp âm thanh, video, màn hình cảm ứng và máy tính trong một thiết bị duy nhất – giúp đơn giản hóa quá trình triển khai và nâng cao trải nghiệm cộng tác.

Camera thông minh Microsoft Surface Hub 2 Smart Camera với công nghệ AI có khả năng bắt hình tự động để điều chỉnh hiển thị video của Teams, giúp các thành viên tham gia cuộc họp từ xa có một cái nhìn toàn diện hơn về các tương tác trong phòng…


Phan Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm