Bảo đảm sự phát triển bền vững của thương mại điện tử
Công ty Thủy điện Đồng Nai: Bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số / Sắp diễn ra vòng chung kết cuộc thi Design Thinking - Open Innovation 2023
Phát biểu tại hội thảo về quản lý và phát triển thương mại điện tử (TMĐT) toàn quốc dành cho cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc sở công thương các tỉnh, thành phố toàn quốc, mới đây tại Bình Định, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, những năm gần đây, TMĐT Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ.
Hiện tại, trên 73% dân số Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó có tới 78% người dùng tham gia mua sắm trực tuyến, tốc độ tăng trưởng đạt 20%.
Theo bà Oanh, trong năm 2022, TMĐT là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế số. Doanh thu bán lẻ trong lĩnh vực này đạt khoảng 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Với sự phát triển vượt trội trong những năm đại dịch, TMĐT Việt Nam được đánh giá nằm top 3 các nước dẫn đầu về phát triển TMĐT tại Đông Nam Á.
Bà Oanh cho rằng, những thành tựu ấn tượng như trên là kết quả của một hệ thống chiến lược, chính sách dài hạn và nhất quán của Chính phủ nhằm phát triển TMĐT từ đầu những năm 2010. Bên cạnh đó là sự nỗ lực, đồng hành, phối hợp với Bộ Công Thương của tất cả các địa phương trên toàn quốc. Đặc biệt, là của các sở công thương, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT và các lĩnh vực liên quan.
Bộ Công Thương đã phối hợp cùng các sở công thương tổ chức nhiều chương trình đào tạo, tập huấn về pháp luật về TMĐT, xây dựng hệ sinh thái xuất khẩu xuyên biên giới, kết nối giao thương. Ngoài ra còn nâng cao năng lực tiếp cận TMĐT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người tiêu dùng trên toàn quốc.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số, dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng thực tiễn, TMĐT đang bộc lộ nhiều vấn đề như, tình trạng hàng gian, hàng giả, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường TMĐT; tình trạng phát triển không đồng đều của TMĐT giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng như giữa các thành phố lớn của Việt Nam. Đặc biệt, tình trạng manh mún, thiếu tính liên kết về TMĐT giữa các vùng; hạn chế về cơ sở hạ tầng và logistics phục vụ TMĐT, khiến lĩnh vực này chưa phát triển một cách toàn diện.
“Các vấn đề nóng từ thực tiễn đòi hỏi các cơ quan quản lý phải liên tục nỗ lực, nâng cao năng lực quản lý và giải quyết vấn đề để bảo đảm sự phát triển bền vững, lành mạnh của TMĐT trong thời gian tới”, bà Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ hội thảo, nhiều tham luận về phát triển nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TMĐT cũng được các đại biểu tham dự trình bày. Ngoài ra, hàng loạt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng online, thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương giữa các vùng miền và địa phương thông qua TMĐT; Tổng hợp, phân tích số liệuTMĐTtừ các sàn giao dịch trực tuyến… được các doanh nghiệp giới thiệu với kỳ vọng, trong thời gian tới TMĐT Việt Nam phát triển đúng với tiềm lực sẵn có.
End of content
Không có tin nào tiếp theo