Chuyển đổi số

Bất ngờ khi WeFit gục ngã, cộng đồng Startup dậy sóng: Khởi nghiệp không phải giấc mơ hồng, gọi được vốn chưa hẳn đã thành công

DNVN - Ngày 11/5, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc sức khỏe WeFit chính thức công bố dừng dịch vụ do cạn kiệt nguồn vốn, thông tin này khiến cộng đồng Startup công nghệ xôn xao, phân tích nguyên nhân vì sao WeFit lại phá sản.

Các dự án khởi nghiệp sáng tạo đừng quên bắt đầu từ 3 chữ M “muốn, mần và money” / VNPT trình diễn nền tảng số hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 11/5, Công ty cổ phần công nghệ Onaclover - WeWow bất ngờ gửi tới khách hàng thông báo buộc phải dừng hoạt động từ ngày 11/5 do vốn hoạt động của đã cạn kiệt hoàn toàn.

Theo đại diện WeWow, công ty rất tiếc khi phải thông báo rằng sau những khủng hoảng gặp phải từ đầu năm 2020, mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ nhưng sau đó do ảnh hưởng dịch Covid-19, WeWow lại gặp phải những khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được.

"Hiện tại, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn, do đó không thể duy trì hoạt động kinh doanh và sản phẩm của mình, WeWow buộc phải dừng hoạt động tất cả các sản phẩm (WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy) từ 8h ngày 11/5/2020. Chúng tôi đã chính thức nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần công nghệ Onaclover tại Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội theo các quy định của pháp luật", thông báo của WeWow cho biết.

WeFit gục ngã không có gì mới lạ

Thông tin ứng dụng WeWow (WeFit và WeJoy) gục ngã đã khiến cho cộng đồng Startup xôn xao. Theo ông Tạ Quang Thái, startup Rada, WeFit tuyên bố chính thức gục ngã cũng chẳng phải mới lạ gì, khi rất rất nhiều startup khác đã âm thầm đứt bóng trong cuộc đua vô tiền khoáng hậu như vậy.

Theo ông Tạ Quang Thái, startup là sân chơi chỉ dành cho những gã điên, liều. Nói ở một góc nhìn khác trong thị trường sẵn có sẽ chẳng có chỗ nào phù hợp cho những gã điên như vậy, nên startup liều mình lao vào chỗ mà không ai muốn làm cả, mọi thứ đều mịt mù, không có tương lai, đầy ảo mộng được dẫn dắt bởi một số ít kẻ thành công đi trước.

Các nhà đầu tư cũng vậy, họ tranh thủ ngó xem gã liều nào có cơ hội ngóc lên từ vũng lầy lóp ngóp đó với sức sống mạnh mẽ thì tranh thủ ghé mình vào bơm vá, thổi đẩy cũng như tranh thủ sức sống mãnh liệu đó, để kiếm tìm lợi nhuận gấp 5 gấp 10 thậm chí gấp cả nghìn lần so với lúc ban đầu thông qua các lần gọi vốn của startup. Nếu nó thành công thì tuyệt vời, một mầm xanh mới với sức sống mãnh liệt trỗi dậy, nhưng để có được mầm xanh đấy thì phải hàng trăm thậm chí hàng nghìn kẻ "lầy thân bỏ xác".

Ông Tạ Quang Thái tỏ ra chia sẻ, cảm thông sau thất bại của WeFit, ông nói: "Đúng hay sai giờ không còn quan trọng nữa, nhưng rất mong anh chị em, đặc biệt trong ngành công nghệ mở rộng lòng hơn với các bạn ấy. Họ đã dũng cảm chiến đấu, đã dũng cảm thua, dũng cảm chấp nhận. Hãy mở cho các bạn ấy một con đường khác để giữ vững tinh thần của những kẻ khai phá và biết đâu sẽ trở lại ở một con đường khác, bằng một cách khác".

WeFit phá sản, âu cũng là chuyện tiêu tiền nhiều hơn kiếm được

Chia sẻ về vấn đề này, nữ doanh nhân trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp Trâm Tạ cũng cho rằng: "Đừng giật mình vì WeFit toang”.

“Bởi vì, kinh doanh chưa bao giờ dễ. Vì vậy, với các đối tác, tôi luôn đưa lời khuyên tối ưu chi phí để tạo ra lợi nhuận. Không nên nặng nề về hình thức, vì điều quan trọng nhất là tính hiệu quả. Thông thường mọi người không vượt qua được cám dỗ hào nhoáng cho nở mày nở mặt, mà hay vay nợ, hoặc “làm cố”, bà Trâm Tạ nói.

"Quay trở lại câu chuyện WeFit phá sản gây bão ngày hôm qua, âu cũng là câu chuyện tiền tiêu nhiều hơn tiền kiếm được, dẫn đến hết vốn duy trì hoạt động. Họ có nhiều tiền, họ làm truyền thông marketing mạnh, họ có hệ thống leaders, under 30 Forbes, nhân sự dồi dào kinh nghiệm nhưng vẫn "toang". Trong kinh doanh, đó là việc hết sức bình thường!!! Bởi vậy lời khuyên dành cho những bạn đang khởi nghiệp rằng khi bắt đầu một công việc mới đừng đặt quá nhiều kỳ vọng, đừng đầu tư tiền quá sức, và đừng đổ tiền quá nhiều vào PR, marketing. Hãy tập trung đi kiếm tiền và tập trung 1 cách tuyệt đối", bà Trâm Tạ chia sẻ.

Khởi nghiệp không phải là giấc mơ màu hồng

Trước việc WeFit ngã ngựa, theo ông Đỗ Thắng, CEO của Pushsale cũng cho rằng: “Khởi nghiệp có phải giấc mơ màu hồng đâu”. Thường khi nói đến các startup gọi vốn hàng triệu đến nhiều chục triệu USD, mọi người thường chỉ thấy đó là những startup được bơm nhiều tiền để phát triển rộng lớn, nào là văn phòng đẹp như mơ, nào là chính sách lương khủng, nào là đãi ngộ lớn.… Rồi người ta nghĩ về Founder của startup với những hình ảnh bóng bẩy, xe sang hay suốt ngày đi chém giấc mơ tỉ USD với giấc mơ toàn cầu.

“Nhưng sự thật thì chẳng phải vậy. Chẳng có giấc mơ màu hồng nào ở đây cả, cầm tiền của nhà đầu tư là núi áp lực trên đầu. Gọi được vốn chỉ là bước khởi đầu tốt nhưng nó không đảm bảo cho sự thành công sau này. Dù có chiến được nhiều thị phần, dù có được quảng cáo khắp nơi nhưng nếu sản phẩm không mang lại giá trị so với chi phí mà người dùng phải bỏ ra thì rồi sản phẩm cũng sẽ teo thôi”, ông Đỗ Thắng nói.

Thêm vào đó, một startup không thể sống bằng nguồn sữa mẹ vô tận được, khi quỹ dừng đầu tư, startup sẽ đứt trong một nốt nhạc. Và CEO ngoài trăm ngàn áp lực phải gánh thì sẽ phải gánh thêm rất nhiều “gạch đá” từ nhà đầu tư, từ đối tác, người dùng, áp lực là vô cùng lớn.

Theo ông Đỗ Thắng, startup phải nhớ hai vấn đề: "Làm sản phẩm phải thật tốt, tạo ra giá trị mà người ta nhận được phải lớn hơn và lớn hơn rất nhiều so với chi phí họ phải trả. Và phải tốt hơn các giải pháp thay thế khác. Bên cạnh đó, đừng ham việc miễn phí để có thị trường lớn mà quên mất dòng chảy tài chính. Startup cũng cứ phải bán được hàng cái đã. Vì có thể người ta dùng miễn phí nhưng nếu thu phí người ta có thể không dùng".

Ngày 11/5/2020, Công ty cổ phần công nghệ Onaclover - WeWow đã gửi tới khách hàng thông báo việc họ buộc phải dừng hoạt động từ ngày 11/5 do vốn hoạt động của đã cạn kiệt hoàn toàn. Về các gói dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng đã đăng kí trước đó, phía Wewow cũng đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 để có được một phương án giúp khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ dù cho WeWow không hoạt động. Hiện tại nhiều khách hàng đã mua gói dịch cụ của WeFit có thời hạn từ vài tháng đến 1 năm, đều tỏ ra khá sốt ruột khi WeFit đột ngột dừng cung cấp dịch vụ.

WeWow - một ứng dụng trên điện thoại di động của Công ty cổ phần công nghệ Onaclover chính thức ra mắt từ 7/2019 đã khiến người dùng hết sức hứng khởi vì tính tiện dụng của nó.

Theo đó, với ứng dụng WeWow (WeFit và WeJoy ) cho phép người dùng có thể đặt lịch đi tập, đi làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ở trên 800 phòng tập và 500 spa tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Khách hàng có thể trải nghiệm đủ các bộ môn từ gym, yoga, võ thuật đến khiêu vũ, aerobics... Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể sử dụng đủ các dịch vụ từ chăm sóc da mặt, thân thể đến chăm sóc tóc, chăm sóc nails... chỉ với một thẻ thành viên duy nhất.

Wefit được Khôi Nguyễn thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam.

WeFit được Khôi Nguyễn thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam.

WeFit được Khôi Nguyễn thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam. Trong giới startup Việt Nam, Nguyễn Khôi với ứng dụng WeFit được xem như người tiên phong trong việc đưa công nghệ vào lĩnh vực healthy và fitness (sức khỏe và thể hình).

Khôi từng lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Startup Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017 và từng vào danh sách "30 under 30 Việt Nam" do Forbes bình chọn.

Vào ngày 2/2/2020, sau những lùm xùm về hoạt động kinh doanh và vấn đề tài chính, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hải Đăng đã thay Nguyễn Khôi để giữ trọng trách Tổng Giám đốc.

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm