Bộ TT&TT không nhượng bộ: Chặn đứng game "bẩn" xuyên biên giới và cả dòng tiền
PV GAS thuộc 100 doanh nghiệp hàng đầu của bảng xếp hạng Nikkei Asia300 / TS Mạc Quốc Anh hiến kế áp dụng KPI và OKR hiệu quả cho DNNVV
Bộ TT&TT sẽ không nhượng bộ với những game không phép cung cấp vào Việt Nam. Ảnh có tính minh họa Internet.
Ngày 17/7/2019, Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) cho hay, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) đã có buổi làm việc với 10 doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử trên mạng xuyên biên giới vào Việt Nam đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Các doanh nghiệp này trong thời gian qua đã cung cấp một số game tiếng Việt, thanh toán bằng tiền Việt qua hai App của Google và Apple. Ông Lê Quang Tự Do (Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT) cho biết, để có thể xin phép cung cấp dịch vụ game online hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài có 2 cách để xin giấy phép: Một là, hợp tác với một doanh nghiệp Việt Nam, công ty này sẽ tiến hành các thủ tục xin giấy phép. Với hình thức này, công ty Việt Nam phải được sở hữu và quản lý đầy đủ kho dữ liệu của người chơi game và có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam.
Hoặc là, công ty nước ngoài có thể thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam, trong trường hợp này công ty nước ngoài được sở hữu tối đa 49% vốn.
Phải gỡ sạch game không phép
Theo ông Lê Quang Tự Do, thời gian qua, có một số game khi phát hành trên các App Store hoặc trên Web rồi mới nộp hồ sơ xin cấp phép. Với những game này, khi xem xét hồ sơ Bộ TT&TT sẽ yêu cầu doanh nghiệp xin cấp phép phải gỡ game ra khỏi 2 nền tảng di động và trên Web sau đó mới tiến hành thẩm định cấp phép. Gần đây 1 số doanh nghiệp Việt Nam phản ánh, khi Cục PTTH&TTĐT phát hiện game không phép, yêu cầu các nền tảng chặn, thì nhà sản xuất game mới liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam để bán game đó. Điều này không tốt cho chính doanh nghiệp nước ngoài, vì khi đã bị Google và Appple chặn rồi, thì việc chuyển đổi để lấy lại dữ liệu người dùng đang chơi game rất khó khăn, game đó lại còn mang tiếng đã bị chính quyền chặn rồi, nên các doanh nghiệp game nước ngoài nên tránh vào thị trường Việt Nam theo con đường này.
Một số game khác, dù Bộ TT&TT chưa yêu cầu chặn trên App, các doanh nghiệp trong nước chủ động đàm phán được với nhà sản xuất game và làm thủ tục cấp phép, nhưng Bộ TT&TT vẫn yêu cầu phải hạ game đó trên tất cả các nền tảng trước rồi mới xem xét thẩm định. Khi đó, nhà sản xuất game nước ngoài lại không đồng ý hạ game, mà yêu cầu ngược lại là phải cấp phép game đi rồi mới tiến hành hạ trên các App.
Hiện nay, có một số doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi xin cấp phép cho các game đang phát hành trên App, nhưng khi yêu cầu đối tác phải gỡ mới cấp phép thì đối tác lại không gỡ, việc này gây khó khăn cho các công ty của Việt Nam.
Do đó, Cục PTTH&TTĐT đề nghị, các nhà sản xuất game nước ngoài đừng làm khó cho doanh nghiệp game Việt Nam nữa và cần phải nghiêm túc tuân thủ các quy định của Việt Nam. Thậm chí với một số game đã bị chặn trên App, Bộ TT&TT còn yêu cầu phải đổi tên, không được dùng tên này nữa.
Ông Lê Quang Tự Do cũng đưa ra thông điệp quyết liệt: “Bộ TT&TT sẽ không nhượng bộ, chỉ khi nào game đó bị hạ trên cả hai nền tảng App và trên Web thì mới tiến hành cấp phép cho phát hành hợp pháp vào Việt Nam. Lý lẽ của doanh nghiệp nước ngoài là nếu hạ game rồi mà Việt Nam không cấp phép thì sẽ bị thiệt hại. Quan điểm của Cục PTTH&TTĐT là khi doanh nghiệp nước ngoài đã phát hành game bất hợp pháp vào Việt Nam, có người chơi, có doanh thu đó là nguồn thu nhập không chính đáng, do đó doanh nghiệp game không nên kinh doanh theo cách này. Không chỉ chặn game không phép trên App, mà sau đó Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chặn dòng tiền thanh toán".
End of content
Không có tin nào tiếp theo