Chuyển đổi số

Bùng nổ về công nghệ thiết bị thông minh, tội phạm mạng ngày càng tinh vi

DNVN - Tại hội thảo khoa học về An toàn thông tin do Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng ngày 11/8, các chuyên gia nhận định sự bùng nổ về công nghệ, thiết bị thông minh trong chuyển đổi số cũng là thách thức lớn khi tội phạm mạng ngày càng tinh vi, có xu hướng tăng về quy mô và số lượng.

Đà Nẵng: Dự kiến ngày 24/7 công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 / Tháo gỡ khó khăn trong phát triển KCN tại Đà Nẵng

Hội thảo khoa học về an toàn thông tin (ATTT) do Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng có sự tham dự của đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, VNPT Đà Nẵng, Hội Tin học Đà Nẵng; các chuyên gia, nhà nghiên cứu từ Nhật Bản và Đại học Đông Á, các doanh nghiệp trong lĩnh vực an ninh mạng…

Nhóm tác giả của VNPT Đà Nẵng trình bày tham luận “Giải pháp ATTT và dữ liệu trong tổ chức doanh nghiệp” tại hội thảo.

Nhóm tác giả của VNPT Đà Nẵng trình bày tham luận “Giải pháp ATTT và dữ liệu trong tổ chức doanh nghiệp” tại hội thảo.

Theo các chuyên gia, sự bùng nổ về công nghệ cũng như các thiết bị thông minh trong chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ là cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp chuyển mình, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông minh vào trong các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn khi tội phạm mạng ngày càng tinh vi và có xu hướng tăng về quy mô và số lượng.

Trình bày tham luận “Giải pháp ATTT và dữ liệu trong tổ chức doanh nghiệp”, nhóm tác giả TS Nguyễn Nho Túy, Ths Nguyễn Thanh Thủy và KS Nguyễn Văn Quang Tân (VNPT Đà Nẵng) dẫn số liệu thống kê về an ninh mạng cho thấy sự gia tăng đáng kể các vụ vi phạm và tấn công mạng. Dự đoán thiệt hại của tội phạm mạng toàn cầu gây ra trong năm 2021 lên tới 6 nghìn tỷ USD và năm 2025 lên đến 10.5 nghìn tỷ USD (theo Cybercrime magazine).

Từ thực trạng này, nhóm tác giả đến từ VNPT Đà Nẵng đưa ra các giải pháp, mô hình đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giúp bảo vệ các tổ chức, doanh nghiệp được an toàn, hình thành nên “hệ miễn dịch không gian số - VNPT Cyber Immunity”. Các giải pháp như Pentest, VNPT MSS, VNPT SmartIR và nhiều bộ giải pháp khác đã giúp các tổ chức, doanh nghiệp tự tin hơn trên không gian mạng.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, bên cạnh các giải pháp dịch vụ ATTT, một trong những yếu tố cốt lõi để đảm bảo ATTT và dữ liệu chính là con người. Các hệ thống dù được đầu tư, xây dựng bài bản đến đâu cũng cần đội ngũ chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực tham gia vận hành, khai thác và phát triển. Do đó rất cần các trường đại học, cơ sở giáo dục tham gia đồng hành, đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số đủ năng lực, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và cùng hợp tác nghiên cứu những giải pháp, công nghệ mới.

Đồng quan điểm về phát triển nguồn nhân lực tương thích với năng lực nghề nghiệp và yêu cầu của lĩnh vực ATTT, TS Đỗ Sính – Trưởng khoa CNTT Đại học Đông Á cho rằng sự phối hợp giữa trường đại học với các doanh nghiệp chuyên về ATTT và các chuyên gia ATTT trong việc triển khai đào tạo, hướng dẫn thực hành/thực tập và đánh giá thường xuyên sinh viên… sẽ nâng cao chất lượng đào tạo và lợi thế cạnh tranh cho nhân lực theo thực tiễn yêu cầu của các nhà tuyển dụng.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm