Cảnh báo lợi dụng dịch Covid-19 để phát tán, lây nhiễm mã độc
8 ngành cần ưu tiên chuyển đổi số để đưa Việt Nam thành Quốc gia số vào năm 2030 / Xác thực tài khoản ví điện tử có sợ lộ lọt thông tin người dùng?
Theo số liệu từ Bộ TT&TT, trong 5 tháng đầu năm, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin) ghi nhận 1.495 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (701 cuộc Phishing, 498 cuộc Deface, 296 cuộc Malware), giảm 43,90% so so với cùng kỳ 05 tháng đầu năm 2019 (2.173 cuộc).
Số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet là 2.216.018 địa chỉ, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân, do tình hình cả nước đang tích cực triển khai đại hội Đảng các cấp, nhiều cuộc họp phải tổ chức trực tuyến nên các thế lực phản động tăng cường việc tấn công mạng để gây ảnh hưởng xấu đến công tác tổ chức.
Và mặc dù việc kiểm soát dịch Covid-19 tốt tại Việt Nam, song các đối tượng tấn công mạng vẫn lợi dụng sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề này tình hình để tăng cường phát tán, lây nhiễm mã độc. Đồng thời, tháng vừa qua tại Việt Nam, có rất nhiều máy chủ, thiết bị có thể trở thành nguồn phát tán tấn công DRDoS và một số mạng botnet như Necurs, Avalanche, Iotbotnet, Wannacry vẫn trở lại hoạt động mạnh mẽ, khiến cho số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng botnet này vẫn tăng nhẹ.
Bộ TT&TT chỉ đạo Cục An toàn thông tin chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh; tăng cường công tác giám sát, điều hành các nhà mạng phát hiện, ngăn chặn.
Qua theo dõi, trích xuất thông tin từ hệ thống kỹ thuật thời gian qua, Bộ TT&TT nhận thấy trên không gian mạng đang tồn tại nhiều trang web Việt Nam, bao gồm cả những trang web sử dụng dịch vụ máy chủ nước ngoài) bị tấn công, lợi dụng để thực hiện các hành vi gây mất an toàn thông tin như: phát tán thư rác; tấn công từ chối dịch vụ; cài đặt và phát tán các loại mã độc; lưu trữ các mã khai thác điểm yếu lỗ hổng một cách tự động. Ví dụ như lỗ hổng trên trình duyệt hay các thành phần mở rộng của trình duyệt mà người dùng sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo