Chuyển đổi số

Chuyển đổi số phát thanh để tiếp nhận và đáp ứng nhu cầu công chúng số

Hội thảo “Chuyển đổi số Phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam” sẽ diễn ra ngày 12/7 tới tại tỉnh Thanh Hóa trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI-2024.

Tập huấn livestream bán hàng cho doanh nghiệp, hợp tác xã vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung / TP Hồ Chí Minh: Cấp thiết thành lập trung tâm dữ liệu dự phòng

Kỷ nguyên số mở ra những cơ hội lớn cho báo chí truyền thông nói chung và phát thanh nói riêng. Việc tận dụng nền tảng số để đưa thông tin đến với công chúng là cơ hội rất lớn. Cùng với việc xuất hiện trên nền tảng số, với ưu thế về dữ liệu, về kinh nghiệm, về nội dung thì các Đài Phát thanh và Truyền hình dễ dàng và nhanh chóng thu hút được một lượng công chúng mới.

Tuy nhiên, các đài phát thanh cũng đã và đang phải đang đương đầu với các thách thức: sự phát triển chóng mặt của các nền tảng số hiện đại, sự kỳ vọng từ khán thính giả, sự thay đổi hành vi người dùng, điều đó bắt buộc phải thay đổi cho hợp xu thế, ngoài phát thanh, truyền hình truyền thống phải có cả truyền thông trên các nền tảng số để đáp ứng khả năng tiếp nhận thông tin rộng rãi theo phương thức mới của công chúng số.

Ông Đồng Mạnh Hùng, Trưởng Ban Thư ký biên tập VOV chia sẻ một số thông tin về Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI (Ảnh: Hà Phương)

Ông Đồng Mạnh Hùng, Trưởng Ban Thư ký biên tập VOV chia sẻ một số thông tin về Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI (Ảnh: Hà Phương)

Phát thanh hiện nay không chỉ là nghe qua các thiết bị thu radio, mà còn có thể nghe trên các thiết bị di dộng, các thiết bị thông minh,… Thính giả còn có thể tương tác hai chiều, hành vi người dùng có thể được ghi nhận để gợi ý các nội dung phù hợp, hay có các chức năng tìm kiếm thông minh để người dùng có thể nghe lại các chương trình yêu thích, phát thanh truyền thống đang chuyển sang mô hình “Phát thanh số, phát thanh đa phương tiện, phát thanh đa nền tảng”.

Với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số, có thể nhận thấy sự suy giảm của báo in và các loại hình báo chí truyền thống. Thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter..., các ứng dụng OTT như Youtube, Tiktok, các ứng dụng xem phim, xem truyền hình trực tuyến... Đời sống con người hiện nay ngày càng gắn chặt vào các thiết bị và ứng dụng công nghệ. Con người hiện đại hầu như không thể tách rời các hoạt động của đời sống cá nhân và công việc khỏi các thiết bị công nghệ và nền tảng số hoá.

Những thay đổi này đã và đang tạo nên áp lực phải nhanh chóng đổi mới để thích ứng và phát triển đối với các Đài phát thanh truyền hình. Chuyển đổi số là một giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và định hướng của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một hành trình không đơn giản, chắc chắn gặp nhiều rào cản, thách thức.

Trong khuôn khổ các hoạt động củaLiên hoan Phát thanh toàn quốc2024 tại Thanh Hóa, Đài TNVN tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Chuyển đổi số phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam” với sự tham gia của các chuyên gia, các diễn giả truyền thông từ các Đài PTTH uy tín trong khu vực. Hội thảo sẽ tập trung chia sẻ những nội dung:

- Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số Đài PTTH trên thế giới;

 

- Cập nhật các xu hướng công nghệ: Hệ thống lưu trữ số, các nền tảng phân phối và quản lý nội dung số…;

- Kinh nghiệm quản lý mô hình tòa soạn hội tụ;

- Kinh nghiệm thực tiễn từ quốc tế và Việt Nam khi ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động sản xuất chương trình, sáng tạo nội dung báo chí đa nền tảng;

- Trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí số như thế nào? Có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo vào những bước, những khâu cụ thể nào trong sáng tạo nội dung số? Ưu thế và hạn chế của trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo nội dung báo chí…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm