Chuyển đổi số

Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022

DNVN - Việc mua bán, sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp CNTT Việt Nam trong thời điểm hiện nay được xem là khá thân thiện, chủ yếu là do nhu cầu tăng cường đội ngũ, mở rộng quy mô và uy tín, chưa phải là những cuộc thôn tính khắc nghiệt thường thấy trên thị trường toàn cầu.

Nâng cấp mạng lưới thanh toán bằng mã VietQR / Ứng dụng gọi xe GoMita trở lại miền Tây Nam Bộ

Xu hướng M &A dự báo sẽ tiếp tục “nóng” trong thời gian tới

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với vô vàn thách thức do những ảnh hưởng chưa từng có của cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt và quản trị hiệu quả thì đây là giai đoạn để mở rộng đầu tư và chiếm lĩnh vực thị trường.

Trong đó, do ít chịu tác động của các nhân tố khách quan như nguyên liệu đầu vào, năng lượng, lãi suất… nên dù kinh tế gặp khó, các công ty công nghệ thông tin (CNTT) vẫn đạt được kết quả kinh doanh đầy ấn tượng. Đây chính là lý do khiến hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) cũng như các hình thức hợp tác khác giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin diễn ra khá sôi động và được dự báo sẽ tiếp tục “nóng” trong thời gian tới với những cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tương tự như các lĩnh vực khác, M&A trong ngành CNTT đang đứng trước cơ hội lớn nhờ các cú hích từ chính sách, cả chung lẫn riêng. Những thay đổi mang tính đột phá của hàng loạt văn bản luật quan trọng như: Đầu tư, Doanh nghiệp, Chứng khoán… được kỳ vọng sẽ khơi thông những điểm nghẽn của dòng vốn đầu tư ngoại.

Các công ty công nghệ đang góp phần tạo nên một làn sóng thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam thông qua sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Các giải pháp mang tính công nghệ đang len lỏi vào từng ngõ ngách trong đời sống, giải quyết các vấn đề, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội. Tiêu biểu có thể kể đến như Tiki, Sendo, Lazada và Shopee trong lĩnh vực thương mại điện tử với hơn 45 triệu người dùng, đạt quy mô hơn 11 tỷ USD.

Những giải pháp về công nghệ, thông qua việc đáp ứng các nhu cầu có sẵn cũng như khơi gợi nhu cầu mới, đang định hình lại hành vi của người tiêu dùng và tạo ra những thách thức cho các phương thức kinh doanh truyền thống.

Các sản phẩm và dịch liên quan đến thương mại điện tử như thanh toán điện tử, giải pháp quản lý hàng tồn kho, giao nhận, hay dịch vụ Internet như đào tạo trực tuyến, y tế trực tuyến, tài chính trực tuyến và bất động sản trực tuyến sẽ nhận được sự quan tâm của giới đầu tư.

M&A trong ngành CNTT đang đứng trước cơ hội lớn nhờ các cú hích từ chính sách, cả chung lẫn riêng.

M&A trong ngành CNTT đang đứng trước cơ hội lớn nhờ các cú hích từ chính sách, cả chung lẫn riêng.

Thị trường CNTT Việt Nam đang tăng tốc

Thị trường CNTT Việt Nam đang được các nhà đầu tư của Nhật Bản, Nga và Singapore nhằm rót vốn thông qua việc mua lại cổ phần, đầu tư vốn hoặc mua lại toàn bộ một doanh nghiệp tại chỗ. Các nhà đầu tư nước ngoài không dừng lại ở lợi nhuận mà muốn tìm điểm xuất phát nhanh nhất khi bước vào thị trường mới này. Theo số liệu từ MIT, doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số thường có doanh thu cao hơn 26% so với đối thủ chưa bắt đầu cuộc chơi. Và trước bối cảnh thị trường đang chịu nhiều sức ép của nền kinh tế hậu COVID-19, M&A các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT cũng được coi là ‘nước đi chiến lược”. Hay nói theo cách nói của Dallara, “Chúng tôi đang nhìn thấy sự tăng tốc của tương lai."!

“Giá trị của các thương vụ có thể không lớn nhưng lại có ý nghĩa quan trọng cho các doanh nghiệp trong nước tìm vốn, kinh nghiệm phát triển thị trường và năng lực quản trị từ các nhà đầu tư”, một chuyên gia về M&A nhận định.

Đặc biệt, trong những vụ sáp nhập, mua bán (M&A) trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các công ty cho biết mục tiêu ưu tiên của họ vẫn là kế thừa năng lực của công ty cũ và giữ người cho chiến lược phát triển mở rộng.

 

Nhiều chuyện gia khẳng định, việc mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam trong thời điểm hiện nay được xem là khá thân thiện, chủ yếu là do nhu cầu tăng cường đội ngũ, mở rộng quy mô và uy tín, chưa phải là những cuộc thôn tính khắc nghiệt thường thấy trên thị trường toàn cầu.

Để mở rộng thị trường quốc tế, giải pháp có thể là liên doanh, sáp nhập, hoặc có thể liên kết nguồn lực để thực hiện dự án, tạo ra thương hiệu chung giữa các công ty nhỏ thay vì hoạt động riêng lẻ. Sẽ có những doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để lớn mạnh.

Với những phân tích trên cho thấy, kể cả khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và chấm dứt, lĩnh vực công nghệ vẫn sẽ tiếp đà tăng trưởng và có những điểm sáng nhất định trong tương lai, bởi quá trình chuyển đổi số vẫn đang diễn ra trên toàn bộ nền kinh tế, người tiêu dùng đã thích nghi với phong cách sống mới và trở nên quen thuộc với những hành vi tiêu dùng mới. Do đó, không chỉ các doanh nghiệp trong ngành công nghệ - truyền thông, mà những doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác cũng gia tăng nhu cầu tìm kiếm những công ty công nghệ để tích hợp vào hoạt động kinh doanh, phục vụ quá trình chuyển đổi số, mở rộng cơ sở khách hàng và hướng tới phát triển bền vững.

Mặt khác, cơ chế thoái vốn cho các nhà đầu tư cũ thông qua IPO đang dần hạ nhiệt giúp M&A được cân nhắc để trở thành một lựa chọn để rút lui. Sự kết hợp các yếu tố trên sẽ là động lực thúc đẩy các thương vụ M&A lĩnh vực công nghệ diễn ra trong thời gian sắp tới.

Từ những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội nêu trên, ngày 11/1/2022 tới đây, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn kết hợp cùng Nova Group tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022” vào lúc 8h30, ngày 11/1/2022 tại điểm cầu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này.

 

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm