Chuyển đổi số

Chuyển đổi số y tế để mỗi người dân có 1 bác sĩ riêng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhanh nhất

DNVN - Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế cũng đặt mục tiêu trong thời gian tới mỗi người dân có 1 bác sĩ riêng để có thể tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhanh nhất. Song để đạt được mục tiêu này thì mỗi người dân phải có hồ sơ chăm sóc sức khỏe điện tử.

Một loạt giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số / Bình Phước: Tặng 600 smartphone cho thanh niên tình nguyện để xây dựng chính quyền điện tử

Hội thảo chuyên đề Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia vào sáng ngày 29/12/2020.

Hội thảo chuyên đề Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia vào sáng ngày 29/12/2020.

Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia vào sáng ngày 29/12/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết,

Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại dẫn đến sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe.

Trong thời gian qua, Ngành y tế đã đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá trong ứng dụng CNTT, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế cũng đặc mục tiêu trong thời gian tới mỗi người dân có 1 bác sĩ riêng để có thể tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhanh nhất, để đạt được mục tiêu này thì mỗi người dân phải có hồ sơ chăm sóc sức khỏe điện tử. Với hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử từ đó các bác sĩ có thể giúp người dân được theo dõi, chăm sóc sức khỏe từ xa. Hệ thống hồ sơ chăm sóc sức khỏe điện tử sẽ kết nối trực tiếp các bác sĩ, cơ sở y tế với người bệnh. Hệ thống dữ liệu y tế điện tử cũng là kho dữ liệu quý giá để phát triển hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe, tiến tới hình thành các trợ lý ảo chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Cũng tại Hội thảo chuyên đề này, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng cho hay trong thời gian qua Bộ Y tế triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý chăm sóc sức khỏe người dân như thiết lập các hệ thống CNTT báo cáo bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng, xây dựng các kho dữ liệu bệnh dịch và bảng theo dõi thông tin dịch bệnh. Triển khai 4 giải pháp công nghệ ứng dụng CNTT trong giám sát dịch bệnh. Ban đầu đã triển khai đường dây nóng 1 số điện thoại duy nhất, khi người dân gọi tới thông báo thông tin dịch bệnh thì sẽ có phần mềm tự động chuyển giọng nói thành văn bản, sau đó thông tin sẽ được phân loại theo vùng và được chuyển tới đầu mối là CDC các tỉnh.

Đặc biệt trong năm 2020, ngành y tế đã ứng dụng hiệu quả CNTT trong phòng chống dịch Covid-19, với một loạt các giải pháp được các doanh nghiệp phối hợp với Bộ Y tế triển khai như thiết lập các cổng, trang thông tin theo dõi dịch bệnh, triển khai hệ thống tờ khai y tế điện tử, các ứng dụng Bluzone, Ncovi để phòng chống dịch. Một loạt giải pháp được triển khai nhanh chóng đã giúp cho việc quản lý thông tin dịch bệnh tốt hơn, hỗ trợ ngành y tế làm tốt công tác phòng chống dịch.

Tuy nhiên, ông Đặng Quang Tấn cũng nêu ra những khó khăn, thách thức trong khi triển khai các hệ thống CNTT trong y tế, đó là đội ngũ CNTT, lập trình viên cần phải hiểu rõ chuyên môn của ngành y, hiểu về các quy định chuyên ngành mới có thể đưa ra các giải pháp hữu ích. Rồi mỗi đơn vị y tế lại có những đặc thù, quy trình của từng địa phương không giống nhau. Tại các cơ sở y tế khi triển khai dự án ứng dụng CNTT cũng đòi hỏi phải thiết kế giải pháp phù hợp với hạ tầng, trình độ nhân lực chung.

Cũng theo ông Tấn, việc chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân còn có nhiều thách thức như: Chưa có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y tế dự phòng, ứng dụng còn rời rạc, nhân lực thiếu, các hệ thống thiếu liên kết và chia sẻ.

Ông Tấn đưa ra kiến nghị, cần tiếp tục đẩy mạnh vai trò lãnh đạo của cơ quan nhà nước trong chuyển đổi số, ưu tiên triển khai số hóa trong các cơ sở y tế tế dự phòng. Nhà nước cũng sớm hoàn thiện khung pháp lý, sớm ban hành kế hoạch tổng thể về chuyển đổi trong y tế dự phòng, cũng như sớm ban hành quy định về chia sẻ dữ liệu trong y tế.

Về công nghệ, cần tận dụng lợi thế của Việt Nam có nhiều doanh nghiệp CNTT để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong y tế dự phòng, xây dựng các nền tảng số văn minh, an toàn, bảo mật.

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm