Chuyển đổi số

Covid-19: Tiểu thương vẫn sống khỏe nhờ kinh doanh online, các DN hãy nhanh chóng chuyển đổi số

DNVN - Bán hàng online, bán hàng trên các trang thương mại điện tử, livetream, tuyển cộng tác viên và đại lý thông qua làm việc online… là các hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến. Trong đại dịch Covid-19, xu hướng người dân chuyển từ mua sắm trực tiếp sang online càng mạnh.

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại hối / Đã đến lúc thay đổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế?

Trong khi mọi ngành nghề kinh doanh đang phải chịu những thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 như doanh số sụt giảm xuống đáy. Cắt giảm nhân sự, cho nghỉ luân phiên không lương, đóng cửa “ngủ đông” thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản thì những tiểu thương kinh doanh online vẫn đang sống khỏe và chịu ảnh hưởng rất ít từ dịch bệnh gây ra.

Việc dịch chuyển hành vi mua hàng của người dân từ offline sang kênh online, số user tham gia các trang thương mại điện tử giai đoạn này đang tăng lên chóng mặt khiến cho những người kinh doanh online càng gia tăng cơ hội bán hàng, tăng doanh thu trong giai đoạn này.

Chị Diệp, chủ một cơ sở kinh doanh các mặt hàng thảo dược thiên nhiên tại Hải Phòng cho biết: Chị không có cửa hàng trực tiếp, cách đây 2 năm khi thương mại điện tử bắt đầu phát triển ở Việt Nam, chị đã nắm bắt cơ hội mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo… Đây là kênh bán hàng duy nhất của chị thời điểm đó. Và chị đã có được những thành công khi chỉ trong chưa đầy 2 năm chị đã mua được nhà, được xe. Số lượng khách hàng cứ thế tăng lên vì chị bán sản phẩm giá gốc và chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Kinh doanh online vẫn sống khỏe trong mùa dịch Covid 19

Kinh doanh online vẫn sống khỏe trong mùa dịch Covid 19.

Sang năm 2020, chị có kế hoạch mở rộng thêm một điểm bán hàng trực tiếp vì đã xây dựng được lượng cộng tác viên khá đông, nhưng dịch bệnh bùng phát chị đã từ bỏ ý định đó. Tuy nhiên, doanh thu hiện tại của chị trên các gian hàng này vẫn không có dấu hiệu sụt giảm. Đơn hàng vẫn đều đặn, dịch Covid-19 không làm tác động nhiều đến công việc làm ăn kinh doanh của chị như các chủ cơ sở kinh doanh trực tiếp khác.

Cũng giống chị Diệp, chị Hải ở Hà Đông, Hà Nội kinh doanh mặt hàng quần áo thời trang được may trực tiếp tại xưởng và nhập từ Quảng Châu về. Hàng ngày chị livestream bán hàng online, bên cạnh đó chị còn có một đội cũng cộng tác viên hùng hậu và đội ngũ đại lý lấy hàng thường xuyên. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chị vẫn bán hàng đều đặn. Đôi khi chị chỉ gặp khó khăn trong việc nguồn hàng không về đều do Trung Quốc cấm biên. Vì có tập khách hàng online sẵn nên chị vẫn kết hợp bán thêm các sản phẩm khác và khách vẫn mua rất nhiệt tình. Dịch bệnh có chăng chỉ làm hạn chế lại sự di chuyển và tiếp xúc với mọi người. Còn việc kinh doanh online không bị sụt giảm.

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, vấn đề duy nhất mà những người kinh doanh quan tâm đó là không có nguồn hàng ổn định và việc giao hàng bị ảnh hưởng bởi các công ty giao hàng, những khu bị cách ly nên tỷ lệ hàng hoàn trả cũng tăng hơn ngày thường một chút. Nhưng vẫn là con số chấp nhận được so với các cửa hàng kinh doanh offline.

Sau khi dịch bệnh bùng phát, khi các ngành đều bị tê liệt rơi vào khủng hoảng thì việc chuyển sang tìm hiểu và bán hàng online đang là lựa chọn hàng đầu của tất cả mọi người. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển, các nền tảng platform bán hàng được xây dựng đã tạo nên một cuộc dịch chuyển mô hình kinh doanh mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Đây chính là xu thế vận động phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm