Đưa sản phẩm lên kênh online: Tuyệt chiêu để sống sót và tăng trưởng trong mùa dịch Covid-19
Phát động giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam VDA 2020 / App COVID-19: Thêm một kênh cập nhật thông tin dịch bệnh Covid-19
Khi một loạt các cơ sở kinh doanh truyền thống đang phải cầm cự để duy trì hoạt động hoặc chính thước bước vào thời gian “ngủ đông” thì những người kinh doanh online vẫn đang sống khỏe, thậm chí doanh thu của họ còn đang tăng lên vì hành vì của người tiêu dùng thay đổi.
Hạn chế tụ tập đông người, tránh tiếp xúc gần để hạn chế lây lan dịch bệnh cùng với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay dẫn đến hành vi người tiêu dùng thay đổi rất nhiều. Thay vì những cách mua hàng truyền thống, giờ đây họ thích mua và đặt hàng online và hàng hóa được ship đến tận nhà. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn có được những món đồ như ý muốn.
Dù dịch bệnh có phát triển mạnh như thế nào đi nữa thì nhu cầu như mua sắm, ăn uống…của khách hàng vẫn có. Việc họ đặt hàng onine mà một tất yếu trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Chúng ta đang chứng kiến một sự chuyển dịch mạnh mẽ của hành vi người tiêu dùng từ offline sang online. Không chỉ trong mùa dịch mà sau khi mùa dịch kết thúc việc đặt hàng trực tuyến này đã trở thành một thói quen vì sự tiện lợi của nó. Mà thói quen thì khó bỏ.
Kinh doanh online là tuyệt chiêu trong mùa dịch Covid-19.
Ông Tuấn Hà - Nhà sáng lập và CEO của Vinalink Academy trong một buổi hội thảo online có nội dung “Chiến lược bán hàng thời kỳ khủng hoảng Covid: Bán hàng hoặc là chết” vào ngày 24/3 vừa qua trên Fanpage Cộng đồng Chudoso Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thị trường đang thích nghi và phát triển trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.
Theo những số liệu thống kê mà ông có được khi chia sẻ một tuyệt chiêu để vẫn phát triển và bán hàng trong mùa dịch đó là đưa các sản phẩm lên kênh online. Ví dụ điển hình là Sài Gòn Co.op mark. Họ vốn là một đơn bị bán lẻ. Khi dịch bệnh diễn ra họ đã đẩy mạnh kênh online bán các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết. Hiện tại số đơn hàng của họ đã tăng gấp 2 lần so với trước đây.
Một loạt các sàn thương mại điện tử khác cũng đang chứng kiến một sự tăng trưởng ngoạn mục về cả số người dùng lẫn đơn hàng. Sàn thương mại điện tử Tiki hiện tại cứ mỗi phút có khoảng 4.000 đơn hàng. Lottemart số đơn hàng tăng 200%, Lazada số đơn hàng 300%... Bên cạnh đó, khi người dân ở nhà thì nhu cầu ăn uống tăng cao hơn – ông Hà nhận định. Các trang như Grabfood, Now, Foody, Delivery Now, Lozi… đang có lượng đơn hàng tăng đáng kể.
Sàn thương mại điện tử tăng trưởng nhanh trong mùa dịch Covid-19.
Không chỉ các ông lớn trong ngành thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ mà những cá nhân buôn bán qua kênh online như: Facebook, Zalo, Intargram… kết hợp bán trên các kênh thường mại điện tử như Lazada, Shoppee, Sendo, Tiki, Now, Foody, Grabfood… các hoạt động buôn bán kinh doanh vẫn đang diễn ra bình thường thậm chí có phần náo nhiệt hơn trước. Dịch bệnh Covid -19 không làm ảnh hưởng đến họ quá nhiều.
Khi hành vi người tiêu dùng thay đổi, tất yếu những người kinh doanh muốn có thể sống sót và phát triển ở những giai đoạn khó khăn như thế này sẽ phải thích nghi và thay đổi cho kịp với xu hướng phát triển của xã hội thì mới mong tồn tại. Trong thời gian tới, hình thức bán hàng online, giao hàng tận nơi sẽ đặc biệt phát triển. Vì vậy những mặt hàng phát triển theo hướng take away hoặc delivery sẽ là xu hướng. Đây chính là thời cơ thích hợp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội để có thể vẫn sống khỏe trong dịch Covid-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay.
Các chủ doanh nghiệp hãy tìm cho mình một hướng đi mới phù hợp hơn với thực tế xã hội để thích nghi và không bị đào thải bởi sự vận động của thị trường trong thời gian tới đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo