Chuyển đổi số

Fado miền Bắc: Giá cả và chất lượng hàng hóa là 2 yếu tố quyết định bạn có bán được hàng trên kênh TMĐT hay không

DNVN – Kinh doanh trên nền tảng TMDT là cứu cánh cho các DN trong dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng mà các chủ DN cần lưu ý đó là khi chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, nhân lực để triển khai kinh doanh trên nền tảng TMĐT thì chất lượng hàng hóa và cả giá cả là yếu tố sẽ quyết định xem bạn có bán được hàng hay không.

Blockchain - Chìa khóa giúp doanh nghiệp bứt phá trong “bình thường mới” / Mobile Money: Sẽ không thể có ngay vài chục triệu tài khoản chỉ sau 1 đêm

Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội mà nó còn tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Việc đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu cũng có tác động rất lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, hành vi người tiêu dùng thay đổi chuyển hoạt động lên các kênh online cũng làm cho kênh bán hàng online và TMĐT phát triển hơn bao giờ hết. Nhiều chuyên gia nhận định đây là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế.

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến cho nền kinh tế” ông Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc điều hành Fado miền Bắc đã có những chia sẻ rất thực tế xung quanh thực trạng và hướng đi của các doanh nghiệp (DN) phát triển kinh doanh trực tuyến trong giai đoạn này.

Ông Hùng cho rằng “Covid-19 không chỉ tác động đến hoạt động kinh doanh TMĐT mà phía sau đó là cả một chuỗi cung ứng đang bị tác động mạnh mẽ từ các nhà sản xuất, các đơn vị vận chuyển đều bị chịu tác động bởi các chính sách, các lệnh giãn cách, cách ly xã hội…Bên cạnh đó là các chuỗi cung ứng giữa các nước cũng bị tác động trực tiếp lẫn nhau gây nên tác động lớn đến kinh doanh TMĐT giai đoạn này”.

Giám đốc điều hành Fado miền Bắc cũng đưa ra nhận định: “Đây chính là thời điểm mang đến cơ hội nhiều hơn cho các DN sản xuất trong nước. Vị này chia sẻ có rất nhiều nhãn hàng của Việt Nam được bán khá tốt trên các nền tảng TMĐT thế giới nhưng trên nền tảng TMĐT nội địa lại không hề thấy bóng dáng. Vì vậy đây là một cơ hội rất tốt cho các DN đang sản xuất gia công cho các DN nước ngoài hoàn toàn có thể phát triển thêm kênh bán tại thị trường trong nước”.

Ông Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc điều hành Fado miền Bắc

Ông Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc điều hành Fado miền Bắc

Khi các nền tảng TMĐT được cho là cứu cánh để các DN có thể gia tăng được doanh số trong giai đoạn hiện tại thì nhiều người cho rằng cứ tham gia vào TMĐT là sẽ thúc đẩy dược doanh số.

Chia sẻ thêm về vấn đề các DN sản xuất trong nước trước Covid-19 đang bán hàng rất tốt trên các nền tảng TMDT của nước ngoài mà ít xuất hiện tại các sàn TMĐT trong nước ông Hùng cho rằng đây chính là động lực để các DN hướng đến. Với các DN đang gia công và sản xuất cho các nhãn hàng quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế thì DN nào có sự chuẩn bị phát triển thêm kênh thị trường nội địa thì khi nguồn cung và hoạt động phân phối ra thị trường nước ngoài bị ảnh hưởng thì họ sẽ quay trở lại tìm đầu ra trong nước để tránh việc toàn bộ các dây chuyền sản xuất sẽ bị ngưng trệ. TMĐT trong nước lúc này sẽ là cơ hội để họ đi xa hơn.

Đối với các DN chưa từng bán hàng online sẽ cần những bước chuẩn bị kỹ lượng để họ có thể nhanh chóng gia nhập các nền tảng bán hàng và triển khai hiệu quả nhất có thể trên các nền tảng này.

Theo ông Nguyễn Xuân Hùng thì vấn đề lớn nhất không phải là thị trường mà nằm ở việc thay đổi tư duy của người đứng đầu. Sau đó đến vấn đề về nguồn nhân lực. Nếu như DN quyết định triển khai theo hướng B2B (bán hàng qua kênh đại lý) thì tầm nhìn của chủ DN là rất quan trọng để có thể định hướng cụ thể để nhân viên của mình đi theo đúng định hướng đó.

Hiện nay, có rất nhiều cá thể kinh doanh nhỏ lẻ thậm chí là cả các chủ Dn đều lầm tưởng rằng cứ tham gia vào TMĐT là sẽ thúc đẩy được doanh số. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn đúng trong giai đoạn các đơn vị kinh doanh đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Giám đốc điều hành Fado miền Bắc cho rằng hiện nay tất cả đều có một nhận định chung đó là cứ tham gia vào TMĐT thì sẽ bán được hàng. Nhưng mọi người “cần phải xác định được rằng TMĐT không phải là cây đũa thần cho tất cả DN đều vượt qua được khó khăn dịch bệnh hay tăng doanh số bán hàng”.

“Vấn đề quan trọng là khi chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, nhân lực để triển khai kinh doanh trên nền tảng TMĐT thì chất lượng hàng hóa và cả giá cả là yếu tố sẽ quyết định xem bạn có bán được hàng hay không. Khi bán được hàng rồi thì anh có duy trì được nền tảng kinh doanh trên TMĐT tốt được hay không.

Chất lượng hàng hóa với các DN sản xuất đa phần đều kiểm soát được. Nhưng với những Dn làm thương mại, nhập hàng từ các nhà sản xuất nước ngoài thì chất lượng hàng hóa là yếu tố giúp cho họ có thể kinh doanh bền vững trên thị trường TMĐT”, ông Hùng cho biết thêm.

Nhận định về tương lai của nền kinh tế TMĐT trong giai đoạn bình thường mới, theo ông Hùng thì đầu tiên sẽ phải xuất phát từ việc chủ DN có muốn tham gia vào các kênh bán hàng online hay không. Bên cạnh đó cần phải xác định được các chuỗi cung ứng sinh thái TMĐT sẽ kết với nhau như thế nào hậu Covid-19.

Hậu Covid-19 kinh doanh TMĐT sẽ chuyển dịch theo 2 xu hướng chính. Thứ nhất là mức độ chuyên môn hóa sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này sẽ giúp các thị trường gắn kết tốt hơn và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Thứ hai là chuỗi cung ứng sẽ có xu hướng sát lại gần hơn và sẽ gia tăng giá trị khi kết hợp với nhau. Vì vậy thị trường TMĐT sẽ mang đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị và sự lựa chọn tốt hơn, ông Hùng nhấn mạnh.


Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm