Chuyển đổi số

Giải pháp nào để phòng chống lừa đảo trực tuyến?

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo người dân cần hết sức cảnh giác trước một số hình thức lừa đảo trực tuyến mới.

Đổi mới sáng tạo xanh cho mục tiêu phát triển bền vững / Thúc đẩy chuyển đổi số ngành sản xuất van công nghiệp

Thủ đoạn chung là các đối tượng có thể giả danh giả danh là nhân viên các khách sạn, homestay, resort... yêu cầu chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt, hoặc các đối tượng sẽ giả mạo các trường lừa đảo sinh viên chuyển tiền đăng ký chỗ ở ký túc xá. Người dùng cũng cần cẩn trọng với các trang trực tuyến bán vé máy bay; tour du lịch giá rẻ...

Cục An toàn thông tin cũng khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi tra cứu và tải về các ứng dụng bảo mật từ nguồn không xác định hoặc các trang web không chính thống.

Trước đó, hơn 24 hình thức, thủ đoạnlừa đảo trực tuyếntinh vi cũng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo. Các hình thức lừa đảo tập trung vào 3 nhóm chính là: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác.

Giải pháp nào để phòng chống lừa đảo trực tuyến? - Ảnh 1.

Người dùng cần cẩn trọng với các trang trực tuyến bán vé máy bay; tour du lịch giá rẻ... (Ảnh minh họa - Ảnh: VGP)

Đối tượng bị lừa đảo phổ biến bao gồm: người cao tuổi, sinh viên/thanh niên, công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng.

Trong thời gian qua, cơ quan chức năng, các doanh nghiệp an ninh mạng cũng khẩn trương tìm giải pháp để ngăn chặn vấn nạn này. Qua đó, nhiều công cụ số nhằm giúp phòng chống lừa đảo trực tuyến một cách hiệu quả đã được ra đời.

Thường xuyên nhận được email có đính kèm những đường link có chứa tài liệu công việc, nhưng rất ít lần anh Tuấn click vào vì sợ có chứa mã độc. Hiện, với ứng dụng di động, anh có thể kiểm tra đường link đó có an toàn hay không?

Kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website, đường link liên kết, số tài khoản, quét phần mềm độc hại là những tính năng chính của ứng dụng này. Với hơn 1 triệu bản ghi được xác minh, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin nghi ngờ. Những phản ánh từ người dùng cũng đóng góp vào cơ sở dữ liệu chung của hệ thống từ đó giúp nhiều người tránh khỏi nguy cơ bị lừa đảo.

 

"Sau khi dẫn dắt người dùng qua các kịch bản lừa đảo, các đối tượng lừa đảo tập trung vào việc sử dụng một số điện thoại hay hướng dẫn người sử dụng chuyển tiền vào một tài khoản nào đó, hoặc truy cập vào website. Chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra các chốt chặn này giúp người dùng có thể phát hiện ra các dấu hiệu lừa đảo khi liên kết với các vụ việc lừa đảo trước đó", ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cho biết.

Phát hiện, ngăn chặn người dùng truy cập vào những trang mạng có nguy cơ lừa đảo trực tuyến, cảnh báo sớm đến những người dùng khác trong hệ thống. Trong 1 tháng qua, hệ thống giám sát an toàn thông tin đã ngăn chặn hơn 2.000 trang web lừa đảo. Không chỉ dựa vào việc so sánh với cơ sở dữ liệu có sẵn, hệ thống còn sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo để phân tích, cảnh báo những website, ứng dụng có dấu hiệu giả mạo.

"Trí tuệ nhân tạo đã được huấn luyện trước để phân tích ngữ nghĩa của các tên miền, các địa chỉ máy chủ, đồng thời phân tích nội dung trang web để nhận diện đâu là trang web sạch, chính thống và đâu là trang web nghi ngờ độc hại", ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần An toàn Thông tin CyRadar, cho hay.

Trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi, ứng dụng những công nghệ mới, việc sử dụng các giải pháp số sẽ góp phần bảo vệ người dùng phát hiện sớm các nguy cơ lừa đảo trước khi giao dịch trên không gian mạng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm