Không hỗ trợ smartphone cho người nghèo từ nguồn Quỹ viễn thông công ích
Danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển từ 2021 / Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đòn bẩy phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp sạch
Theo nguồn tin từ Bộ TT&TT, mới đây Sở TT&TT Yên Bái đã kiến nghị Bộ TT&TT Ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai khảo sát, điều tra số liệu người dùng Smartphone, ban hành chính sách hỗ trợ smartphone cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo mỗi hộ dân có ít nhất 1 điện thoại thông minh.
Sở TT&TT An Giang cũng kiến nghị Bộ TT&TT nghiên cứu đề xuất đưa vào Chương trình Quỹ viễn thông công ích, việc phổ cập máy tính dạy tin học tại các trường tiểu học, THPT, THCS đây là nhiệm vụ đào tạo công dân số của trường học, giúp thành công chương trình chuyển đổi số. Đồng thời có chính sách phổ cập điện thoại thông minh đến các địa phương vùng sâu, vùng xa.
Về các đề xuất này, Bộ TT&TT cho biết, trong năm 2020, Bộ TT&TT (Cục Viễn thông) đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện thống kê, báo cáo số lượng thuê bao sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) và các số liệu thuê bao chỉ sử dụng thiết bị điện thoại di động công nghệ cũ (2G), không có thiết bị điện thoại thông minh, đồng thời đã ước tính số liệu người sử dụng smartphone và người sử dụng thiết bị điện thoại featurephone công nghệ cũ 2G trên toàn thị trường và theo từng tỉnh, thành phố.
Để có các số liệu chính xác hơn nữa, Bộ TT&TT cũng đã đề nghị Tổng cục Thống kê bổ sung chỉ tiêu thống kê số người sử dụng điện thoại thông minh trong Chương trình điều tra thống kê về mức sống của các hộ cư dân năm 2021 theo các vùng miền.
Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông - di động, doanh nghiệp sản xuất điện thoại tại Việt Nam triển khai chương trình thử nghiệm chuyển đổi cho người sử dụng đang sử dụng các thiết bị công nghệ cũ 2G sang các thiết bị điện thoại smartphone giá rẻ.
Về việc triển khai chương trình thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông - di động, doanh nghiệp sản xuất điện thoại tại Việt Nam triển khai chương trình thử nghiệm chuyển đổi cho người sử dụng đang sử dụng các thiết bị công nghệ cũ 2G sang các thiết bị điện thoại smartphone giá rẻ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, với các chính sách hỗ trợ về giá cước, nhằm mục tiêu giúp cho những người dân thu nhập trung bình, thấp có thể tiếp cận sử dụng điện thoại thông minh.
Cũng theo Bộ TT&TT, trong thời gian tới, trên cơ sở đánh giá việc triển khai thử nghiệm, Bộ TT&TT sẽ xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy người dân chuyển đổi sang sử dụng smartphone tại Việt Nam trong đó bao gồm cả người nghèo, người có thu nhập thấp.
Về kiến nghị chính sách hỗ trợ smartphone từ nguồn Chương trình viễn thông công ích, Bộ TT&TT cho rằng, đặc điểm của thiết bị đầu cuối là tuổi thọ thấp, công nghệ thường xuyên thay đổi. Trong khi đó, quá trình xây dựng, phê duyệt, triển khai được thực hiện qua nhiều khâu từ UBND các tỉnh lập đề xuất, Bộ phê duyệt lựa chọn đơn vị, đơn vị thực hiện đấu thầu mua sắm, UBND và đơn vị tổ chức thực hiện… Do vậy, khó tránh khỏi thời gian triển khai bị kéo dài khiến chủng loại thiết bị đầu cuối lựa chọn ban đầu đã bị lạc hậu, không còn phù hợp với thời điểm triển khai thực tế. Do đó, Bộ TT&TT không ban hành chính sách hỗ trợ smartphone từ Chương trình viễn thông công ích.
Về kiến nghị này, Bộ TT&TT cho rằng, Bộ TT&TT chỉ đạo Cục Viễn thông phối hợp với Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ xem xét, ban hành. Theo đó, dự kiến Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 sẽ tập trung hỗ trợ phát triển dịch vụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng đặt mục tiêu 90% doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ số vào năm 2030
Ghi nhận tại nhiều ngân hàng thương mại: Tỷ lệ giao dịch số tiệm cận mức tuyệt đối
Ngăn chặn thất thoát dữ liệu doanh nghiệp bằng công nghệ cao
Chương trình phòng chống lừa đảo trực tuyến 2024: Sân chơi mới, bổ ích cho các KOLs