Chuyển đổi số

Kiến nghị ban hành bộ tiêu chuẩn doanh nghiệp số và khung chuyển đổi số cho DN nhỏ và vừa

DNVN - Tại Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc lần thứ XIII năm 2020 tại tỉnh Hòa Bình mới đây, ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa - thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã kiến nghị cần ban hành một bộ tiêu chuẩn doanh nghiệp số.

Bộ GD&ĐT sẽ công khai các thủ tục hành chính thực hiện trên môi trường điện tử / Thừa Thiên Huế và Facebook hợp tác toàn diện triển khai 5 trụ cột trên nền tảng số

Theo đó, ông Nguyễn Kim Hùng đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xem xét xây dựng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa một bộ tiêu chuẩn doanh nghiệp số, đề xuất này đã được nói nhiều lần nhưng chưa được ban hành. Theo đó, cần quy định rõ tiêu chuẩn doanh nghiệp số là như thế nào? Có được hưởng ưu đãi gì khi chuyển đổi số hay không, ví dụ như thuế VAT có được giảm xuống 0% không?

Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về ưu đãi khi tiếp cận vốn ngân hàng thì những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công có được giảm lãi hay không? Những doanh nghiệp chuyển đổi số đầu tư vào nền tảng công nghệ thì có được vay tín chấp hoặc nâng tỷ lệ quỹ, trích vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp hay không, thay vì việc doanh nghiệp đang phải lấy lợi nhuận của mình ra để đầu tư vào chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Kim Hùng cũng đưa ra đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép có Quỹ Phát triển Sảng tạo để thí điểm các mô hình mới giao cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giám sát và thực thi. Theo mô hình như Sandbox nhanh nhất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận để làm.

Đồng thời ông Hùng cũng đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét lập Quỹ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện Viện Khoa học quản trị trị doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ nền tảng đào tạo thay đổi tư duy góc nhìn của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép có quỹ hoặc cho phép Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam gây quỹ (không dùng ngân sách nhà nước) để huấn luyện đào tạo thay đổi tư duy, nhận thức về chuyển đổi số và liên kết, áp dụng các nền tảng số để số hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

ông Nguyễn Kim Hùng,Phó Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa,

Ông Nguyễn Kim Hùng,Phó Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong bài tham luận của mình, ông Nguyễn Kim Hùng cũng đề xuất giải pháp cụ thể để hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể:

Tổ chức các hoạt động đào tạo chuyển đổi nhận thức của các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp. Theo đó, nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số. Để nhanh chóng tiếp cận với xu thế phát triển trong nền kinh tế tri thức, kinh tế số, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy thông qua các hoạt động đào tạo, kiến thiết nguồn nhân lực số theo nhiều hình thức khác nhau như đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tuyến (e-learning/e-School) hay huấn luyện e-coaching.

Bên cạnh đó, cần thiết lập Khung chuyển đổ số doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay, có đến 80% các doanh nghiệp đều có nhu cầu chuyển đổi, tuy nhiên cũng có đến 80% trong số đó không định hình được cách thức chuyển đổi số như thế nào. Vì vậy, các doanh nghiệp cần được định hướng thực hiện các chiến lược chuyển đổi số theo một khung chuyển đổi số phù hợp với quy mô hoạt động của mình.

Với vai trò là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nghiên cứu thiết kế, kiến tạo một mô hình chuyển đổi số phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Khung chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0. Từ đó, xây dựng các chỉ dẫn, tiêu chuẩn giúp các hội viên định hình và xây dựng chiến lược và tham gia mạnh mẽ công cuộc chuyển đổi số. Đặc biệt, Hiệp hội có thể nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi số thành công tại các doanh nghiệp thành viên làm mô hình điển hình để phát triển, nhân rộng.

Từ đó, xây dựng, phát triển các giải pháp chuyển đổi số, căn cứ trên mô hình Khung chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số. Trong đó ưu tiên triển khai các nền tảng ứng dụng tập trung, dùng chung, kết nối chia sẻ giữa các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cải tiến, tối ưu và tự động hóa quy trình hoạt động, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả làm việc; đặc biệt ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số được nghiên cứu, xây dựng và phát triển bởi các hội viên của Hiệp hội. Trong đó tập trung vào các giải pháp có tính ứng dụng cao, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế số đang bùng nổ hiện nay, bao gồm:

Nhóm giải pháp về quản lý hoạt động toàn diện doanh nghiệp: cho phép doanh nghiệp tự động hóa từ các hoạt động quảng bá, marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, cho đến các hoạt động vận hành nội bộ, chuẩn hóa quy trình, làm việc từ xa thông qua nền tảng số Verco24.

Nhóm giải pháp về thương mại điện tử, quản lý chuỗi cung ứng: cho phép các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ quản lý bán hàng, thương mại điện tử một cách nhanh chóng; đồng thời tạo lập môi trường trao đổi hàng hóa không chỉ với các doanh nghiệp, bạn hàng trong nước mà với cả bạn hàng quốc tế - Hệ thống B2B Marketplace. Hệ thống này đặc biệt hữu dụng khi chúng ta đang tham gia rất nhiều các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CTPPP, ..

Nhóm giải pháp về đào tạo, huấn luyện công dân, nguồn nhân lực số: cho phép doanh nghiệp tự động hóa quá trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng, kiến thức trên môi trường số. Mọi kế hoạch đào tạo, huấn luyện và hoạt động đào tạo đều được thiết lập một cách khoa học bằng nền tảng đào tạo và huấn luyện trực tuyến e-School, e-Coaching. Nhóm giải pháp về vốn, tài chính (Fintech).

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm