Chuyển đổi số

Lừa đảo qua mạng “lộng hành” ở các tỉnh miền Tây

DNVN - Thời gian gần đây, cơ quan công an các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, An Giang và TP Cần Thơ nhận được đơn, trình báo của nhiều nạn nhân sập bẫy các đối tượng lừa đảo thông qua các ứng dụng (App) hỗ trợ tài chính, cho vay đáo hạn, mua hàng trên mạng... Mỗi nạn nhân bị lừa số tiền từ vài triệu cho đến hàng trăm triệu đồng.

“Cát tặc” lộng hành ở miền Tây: An Giang dùng camera "bảo vệ" cát sông / Bộ Tài chính, VTV và TP Đà Nẵng dẫn đầu Chỉ số đánh giá chuyển đổi số năm 2020

Đầu tư ảo, mất tiền thật

Chị N.T.D.H (SN 1995, ngụ xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) vừa gửi đơn đến nhiều nơi trình bàyviệc tham gia một số ứng dụng điện thoại (App), rồi bị chiếm đoạt số tiền lớn. Trong đơn, chị H trình bày: Thông qua 2 người thân chị quen biết với bà N.T.T.P (SN 1982, ngụ TP Long Xuyên). Bà P tiếp cận, dụ dỗ chị cùng 2 người thân tham gia một ứng dụng đã được cài đặt sẵn. Mỗi ngày người chơi bấm nút gửi đơn hàng bất kỳ (đủ 30 lần) sẽ được hưởng số tiền khá lớn. Số tiền phải nộp ít nhất 500 ngàn đồng, nếu cao hơn số lãi nâng lên tương ứng. App quy định rõ ràng về cách chơi, thời gian và rất dễ thực hiện. Người tham gia có thể rút tiền trong ngày.

Trước đó, ngày 29/6, chị H chuyển 5 triệu đồng, nhờ 2 người thân nộp cho bà P và 5 ngày sau rút được cả vốn lẫn lãi. Thấy nhẹ nhàng, dễ làm, vốn ít, lãi khá cao, chị H liên tục tham gia và nộp tiền. Đến ngày 14/7, App trên bị đóng lại, nhiều người chơi bị mất tiền, kéo đến nhà bà P khiếu nại, đòi tiền. Chủ đầu mối nói: “App do nước ngoài đầu tư đang nâng cấp, chờ vài ngày sẽ hoạt động trở lại”. Chị H bị mất 64,5 triệu đồng, còn mỗi người thân mất khoảng 25 triệu đồng.

Theo chị H, vài ngày sau bà P năn nỉ, trấn an, tiếp tục dụ dỗ: “Trong lúc chờ mạng nâng cấp, trước mắt ứng dụng G.T có bảo đảm, lãi cao, không bị trục trặc. Chị cam kết sẽ hoàn trả lại tiền cho em nếu App đóng”. Hình thức ứng dụng này là vào 1 tài khoản cho người vay đáo hạn, số tiền nộp phải đổi từ tiền Việt Nam sang USD, được rút tiền trong ngày.

Ngày 25 và 26/7, chị H nộp 115 triệu đồng, bất ngờ App này bị đóng lại, vài ngày sau App mở lại. Theo thông báo, để rút được tiền trước đó, người chơi phải nộp 30% trên tổng số tiền rút. Do cần lấy tiền ngay, chị H nộp 39 triệu đồng. Nào ngờ không rút được tiền cả trước và sau, chị H mất tổng cộng số tiền trên 219 triệu đồng.

Còn bà P cho biết được người khác giới thiệu 2 App trên, thấy có lợi nên bà giới thiệu nhiều người khác chơi. Mỗi App có trên 500 người tham gia. Bản thân bà cũng là nạn nhân, bị mất 182 triệu đồng. Sau khi nhận được đơn của nạn nhân, Công an xã Hòa An đã tiến hành lấy lời khai của bị hại cũng như đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc nêu trên.

Các ứng dụng lừa đảo khiền các nạn nhân sập bẫy.

Các ứng dụng lừa đảo khiền các nạn nhân sập bẫy.

Mới đây, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, vừa tiếp nhận nhiều tin báo của người dân tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay tiền bằng ứng dụng hỗ trợ tài chính như: “Mirae Asset”, “EASY LEDGER”. Thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng là đánh vào tâm lý muốn được vay vốn với số tiền lớn, thủ tục nhanh gọn ở những người đang cần tiền để tiêu dùng.

Sau khi tiếp cận được các “con mồi”, các đối tượng sử dụng sim, tài khoản thuộc các trang mạng xã hội như: Zalo, Messenger để hướng dẫn việc thực hiện thủ tục vay thông qua các ứng dụng tài chính online. Bằng các thủ đoạn hứa hẹn sẽ cho vay số tiền lớn, thủ tục nhanh, nhưng để bảo đảm việc vay nhanh chóng, thuận lợi, các đối tượng luôn yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản mà chúng cung cấp để chiếm đoạt tài sản.

Theo Công an huyện Châu Thành, lý do các đối tượng đưa ra như: chuyển tiền để bảo đảm hồ sơ vay, tài khoản yêu cầu vay bị sai hoặc thiếu thông tin, số tiền vay vượt quá định mức vay… Sau khi nạn nhân đã chuyển tiền thì các đối tượng nhanh chóng khóa sim, tài khoản đã liên lạc trước đó, rút tiền khỏi tài khoản nhằm phi tang chứng cứ.

Bằng thủ đoạn đã nêu, trước đó, ngày 3/10, các đối tượng đã lừa và chiếm đoạt tài sản của chị N.T.C.K (ngụ xã Thân Cửu Nghĩa) số tiền 64 triệu đồng. Ngày 7/10 chiếm đoạt của ông N.H.Đ (ngụ xã Bình Đức) số tiền 64 triệu đồng, còn chị T.T.M.T (ngụ xã Tân Lý Đông) số tiền 7 triệu đồng.

Lừa bán cả hàng “nóng” qua mạng

Qua công tác kiểm soát trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM&PCTPSDCNC) đã phát hiện trang web “Bạn toàn thắng Security”, rao bán các loại công cụ hỗ trợ trái quy định và có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ kết quả xác minh, đơn vị này đã báo cáo thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận (Giám đốc Công an TP Cần Thơ) chỉ đạo xác lập chuyên án đấu tranh.

Theo thành viên Ban chuyên án, bị hại trong vụ việc là người dân mua công cụ hỗ trợ trái pháp luật nên không chủ động trình báo. Vì vậy Ban chuyên án chủ động rà soát tìm kiếm nạn nhân và sớm làm rõ kẻ lừa đảo. N.M.C. (ngụ quận Ninh Kiều) thừa nhận có nhu cầu mua súng bắn đạn cao su để tự vệ và phòng thân, tuy nhiên chưa được cấp phép sử dụng công cụ hỗ trợ. Do đó, C lên mạng Internet và truy cập vào trang web “Bạn toàn thắng Security”, xem các loại súng bắn đạn cao su. C đã chọn khẩu súng GR70 có giá 5,6 triệu đồng và gửi email theo địa chỉ trên trang web cùng thông tin cá nhân, số điện thoại và địa chỉ liên hệ. Sau đó, một người đã gọi cho C và xưng tên là Lê Thanh Hoàng, nhân viên tư vấn bán hàng của công ty.

Người này hỏi C đã được cấp phép sử dụng chưa và nói công ty quy định không bán công cụ hỗ trợ cho người chưa được cấp phép. Nhân viên tư vấn sau đó hứa sẽ có cách giúp C mua được súng và nhắn số tài khoản, yêu cầu chuyển tiền trước. C đã chuyển khoản 6,5 triệu đồng nhưng sau đó không nhận được súng. C liên hệ thì người này viện lý do chưa thể giao hàng và sau đó chặn liên hệ. Cũng với thủ đoạn trên, một người khác (ngụ cùng địa phương) truy cập vào trang web “Bạn toàn thắng Security”, sau đó hỏi mua súng bắn đạn cao su và bị chiếm đoạt 4 triệu đồng.

Trí đã gây ra hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 500 triệu của nhiều người ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. “Sở dĩ Trí lừa đảo trong một thời gian dài do số tiền chiếm đoạt không nhiều, mỗi vụ từ 3-20 triệu đồng. Các nạn nhân là người mua công cụ hỗ trợ trái phép nên không trình báo, cho đến khi cơ quan Công an phát hiện và xác lập chuyên án đấu tranh.

Trí đã gây ra hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 500 triệu của nhiều người ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

Trước thủ đoạn trên, Phòng ANM&PCTPSDCNC đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự tiến hành điều tra, làm rõ người thành lập và sở hữu trang web “Bạn toàn thắng Security” là La Hữu Trí (SN 1982, ngụ xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau khi củng cố hồ sơ, BCA đã bắt giữ Trí và di lý về Cần Thơ để phục vụ công tác điều tra.

Đối tượng Trí khai nhận bản thân không có nghề nghiệp ổn định. Năm 2018, Trí nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu mua công cụ hỗ trợ nhưng chưa được cấp phép sử dụng. Trí đã tạo trang web “Bạn toàn thắng Security” và cung cấp số điện thoại cá nhân để người mua liên hệ. Trí giới thiệu công ty có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, giấy phép đầy đủ, uy tín và hàng bán bảo đảm chất lượng. Người có nhu cầu liên hệ, Trí giới thiệu là nhân viên tư vấn của công ty và lấy tên giả là Lê Thanh Hoàng, rao bán súng bắn đạn cao su, còng số 8… Trí thừa nhận biết rõ quy định người mua công cụ hỗ trợ phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép, còn những người tìm mua trên mạng đều chưa được cấp phép. Trí lợi dụng điểm này để buộc người mua phải chuyển tiền trước và sau đó chiếm đoạt. Người mua không nhận được công cụ hỗ trợ nên liên lạc, ban đầu Trí nghe máy và viện lý do chưa thể giao hàng. Sau đó, Trí chặn số điện thoại, chặn Zalo để nạn nhân không thể liên lạc.

Với thủ đoạn trên, Trí đã gây ra hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 500 triệu của nhiều người ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. “Sở dĩ Trí lừa đảo trong một thời gian dài do số tiền chiếm đoạt không nhiều, mỗi vụ từ 3- 20 triệu đồng. Các nạn nhân là người mua công cụ hỗ trợ trái phép nên không trình báo, cho đến khi cơ quan Công an phát hiện và xác lập chuyên án đấu tranh. Tại Cần Thơ, Trí đã gây ra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 triệu đồng”, một cán bộ điều tra cho biết.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm