Những điều cần biết về Mobile money sắp được thí điểm tại Việt Nam
Top 10 ôtô rẻ nhất năm 2020: Gọi tên Hyundai Accent / Xe Mazda đồng loạt giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 150 triệu
Dịch COVID-19 xuất hiện đem đến nhiều bài toán về kinh tế, trong đó có việc làm sao để thúc đẩy tiền di động (mobile money) vốn đã được Chính phủ kỳ vọng sẽ đem đến những bước tiến mới cho hệ thống kinh tế trong thời đại công nghệ.
Mobile money là gì?
Hiện mobile money vẫn chưa có định nghĩa chính thức tại bất kỳ bộ luật nào tại Việt Nam, nhưng khái niệm ví điện tử lại khá quen thuộc với nhiều người dân. Đây cũng là thứ gần nhất với mobile money.
Nghị định 80/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định, ví điện tử là dịch vụ cung cấp một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...). Ví điện tử cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi, tương ứng với giá trị tài khoản thanh toán của khách hàng gửi vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo tỷ lệ 1:1.
Còn Monile money về bản chất là e-money hay ví điện tử nhưng không có liên kết tài khuản ngân hàng. Khi ứng dụng vào cuộc sống, mobile money sẽ giúp người dân có thể sử dụng tài khoản di động để chuyển tiền và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ nhanh chóng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money). Thông tin này khiến dư luận cùng đông đảo các doanh nghiệp quan tâm. Cùng với đó, NHNN cũng đang khẩn trướng hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 101 về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Điện thoại di động là món đồ bất ly thân của nhiều người dân, việc tích hợp ví tiền cùng điện thoại thật sự sẽ đem lại nhiều lợi ích.
Mobile money đem đến những lợi ích gì
Cái lợi đầu tiên của mobile money là đối người sử dụng, giúp quá trình thanh toán, mua bán trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Người dân có thể thanh toán, mua sắm mọi lúc, mọi nơi với thiết bị di động được kết nối internet mà không cần tiền mặt, quẹt thẻ hay chuyển tiền.
Việc triển khai mobile money cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Dịch vụ này có độ phủ cao, thanh toán nhanh chóng đến 100% người dân, thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hoá nông nghiệp, thúc đẩy dịch vụ trực tuyến công, các doanh nghiệp fintech…
Mobile money sẽ giúp việc thanh toán nhanh chóng, mua bán trở nên dễ dàng hơn
Đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt những nơi hệ thống tài chính, ngân hàng chưa phát triển, người dân chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng cũng có thể sử dụng mobile money.
Được biết, tất cả các quốc gia cho phép Mobile Money đều tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%. Hiện có gần 100 quốc gia trên thế giới đã phát triển nền tảng thanh toán qua điện thoại di động. Số người sử dụng dịch vụ này là 900 triệu người, chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới. Tổng giá trị giao dịch mỗi ngày thông qua Mobile Money khoảng 1,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm.
Cơ hội mang lại từ Mobile Money là không phải bàn cãi, song đây cũng là thách thức trong việc đảm bảo an toàn giao dịch, bảo mật thông tin, phòng chống tội phạm công nghệ cao… Theo các chuyên gia kinh tế, giao dịch thanh toán qua mạng thường dễ thu hút sự chú ý của tội phạm công nghệ tài chính. Việc áp dụng hệ thống mobile money cần hết sức cẩn trọng. Những giải pháp, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho các dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ cao đòi hỏi tiếp tục được tăng cường và hoàn thiện liên tục, thường xuyên cập nhật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo