Quảng cáo trên di động tại Việt Nam vượt hơn hẳn so với thế giới
Những thay đổi lớn trong xu hướng sử dụng ứng dụng di động của người Việt / Digital Marketing: “Xương sống” của mọi doanh nghiệp!
Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95% và trung bình họ dùng 3h18 để sử dụng Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến. Cũng nhờ đó mà việc quảng cáo trên thiết bị di động ngày càng trở nên được quan tâm và trở nên phổ biến.
Theo Báo cáo ứng dụng di động của Appota năm 2021, quy mô thị trường năm 2021 có thể lên tới 227,4 triệu USD so với mức 136,1 triệu USD vào năm 2018, 190 triệu năm 2019 và 211,6 triệu USD năm 2020.
Từ năm 2018, quảng cáo di động trở nên phổ biến và được nhiều nhà quảng cáo chú ý. Dự báo đến năm 2021, tỉ trọng mức chi tiêu cho quảng cáo trên di động tại Việt Nam sẽ đạt 227,4 triệu USD, chiếm 68,1% tổng mức chi tiêu quảng cáo số.
Theo thống kê từ 42Matters, tính tới tháng 12/2020, 59% các ứng dụng tại Việt Nam có chứa quảng cáo, đây tiếp tục là phương thức thương mại hóa phổ biến nhất tại Việt Nam.
Tỉ lệ chứa quảng cáo của các ứng dụng tại Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trên toàn cầu, 59% so với 38%. Do thói quen của người dùng Việt Nam vẫn là sử dụng miễn phí và chấp nhận quảng cáo, các nhà phát triển ứng dụng cần cân nhắc về hình thức thương mại hóa các ứng dụng của mình.
Các ứng dụng trả phí tại Việt Nam tăng lên 9% so với mức trung bình thế giới là 3%, ứng dụng chứa quảng cáo tăng lên tới 59% so với trung bình thế giới 38% và thanh toán trong ứng dụng tăng lên tới 18% trong khi trung bình thế giới là 4%.
Kể từ khi đại dịch diễn ra với việc giãn cách xã hội, người ở nhà nhiều hơn, các ứng dụng di động trở thành kênh quảng cáo hiệu quả. Nhờ tỉ lệ sở hữu điện thoại di động cao và tỉ lệ hấp thụ tốt đặc biệt sau đại dịch Covid-19, các ứng dụng tại Việt Nam đang có được thuận lợi trong việc phân phối trên các kho ứng dụng. Tính trung bình mỗi ứng dụng tại Việt Nam được tải lên tới 289.010 lượt nhiều hơn 170% so với mức trung bình trên thế giới ở mức 169.040 lượt.
Chính vì vậy, các ứng dụng di động là nơi đặt quảng cáo hiệu quả cho các nhãn hàng muốn tiếp cận tập người dùng đông đảo tại Việt Nam. Các nhà phát triển ứng dụng cũng phần nào hưởng lợi về mặt doanh thu nếu áp dụng hình thức thương mại hóa này.
Reward videos tiếp tục là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất trên các ứng dụng iOS khi có mức eCPM tăng mạnh trong quý 4. Còn trên nền tảng Android, quảng cáo toàn màn hình (Fullscreen Ads) chứng kiến sự tăng vọt về giá eCPM trong nửa cuối năm, từ 0,6 USD lên 1.01 USD.
Các sàn thương mại điện tử trở thành các kênh đặt quảng cáo được chú ý. Báo cáo digital marketing 2020 chỉ ra rằng các tỉ lệ các agency lựa chọn nền tảng thương mại điện tử để đặt quảng cáo chiếm đến 63%, chỉ xếp sau Facebook 68% và YouTube 65%. Về phía các nhãn hàng, Facebook, Youtube và Google vẫn là ba nền tảng quảng cáo được áp dụng nhiều nhất với tỉ lệ lần lượt là 77%, 63% và 51%.
Khảo sát của Statista năm 2020 về độ hiệu quả của quảng cáo trên mạng xã hội cho thấy Facebook và YouTube là hai mạng xã hội có hiệu quả quảng cáo cao nhất. Tuy nhiên điều đáng chú ý là TikTok sau khi phát triển mạnh mẽ trong năm qua đã vượt qua Instagram và lọt Top 3 mạng xã hội có hiệu quả quảng cáo cao nhất Việt Nam năm 2020. Mạng quảng cáo TikTok Ads cũng là mạng quảng cáo nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nửa đầu năm 2020. Số tỉ lệ lượt tải chuyển đổi qua nền tảng TikTok Ads đã gia tăng 175% trong năm vừa qua và đặc biệt dẫn đầu về tỉ lệ chuyển đổi cho nhóm ứng dụng game & non-game.
Xét trên phương diện là một mạng xã hội, TikTok có số lượt xem và người dùng rất lớn, vì vậy việc các thương hiệu đặt quảng cáo trên nền tảng TikTok là điều dễ hiểu.
Các hình thức quảng cáo phổ biến trên TikTok bao gồm Banner toàn màn hình, Chiến dịch Hashtag challenge, Quảng cáo In Feed, Chiến dịch Hashtag challenge và Chiến dịch Brand Effect.
Hashtag Challenge là hình thức quảng cáo sử dụng các thử thách đơn giản, vui nhộn dành cho người dùng TikTok. Mỗi thử thách sẽ được gắn liền với một hashtag riêng, người dùng sẽ thực hiện thử thách và gắn hashtag tương ứng. Hashtag Challenge là hình thức khả quan nhất để tạo nên làn sóng hưởng ứng từ cộng đồng cũng như mang về hiệu quả cho chiến dịch marketing.
Branded Effect là hình thức sử dụng các sticker, fiter…mang hình ảnh của chính thương hiệu để đưa vào các video. Thương hiệu có thể “đặt hàng” cho mình những hiệu ứng độc quyền từ TikTok. Người dùng sẽ sử dụng những effcet ngộ nghĩnh này trong quá trình sáng tạo video. Các Effect tạo ra sẽ được ưu tiên xuất hiện tại mục “Hot”, “Trending” trong 6 ngày đầu và kéo dài trong 2 tháng sau đó.
Các ứng dụng OTT trở thành kênh quảng cáo hiệu quả trên di động. Xem phim và các nội dung VOD (video theo yêu cầu) đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến trong thời kì dịch bệnh. Tại Việt Nam, OTT đã phát triển nhanh chóng và thậm chí còn trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Tại các quốc gia Đông Nam Á, smartphone là thiết bị được sử dụng nhiều nhất cho các ứng dụng OTT, chiếm 67% tỉ trọng các thiết bị. So sánh lượt tải trên di động, ứng dụng OTT Netflix và IQIYI (Hai nền tảng OTT phổ biến trên di động) có lượt tải trên di động tăng vượt bậc vào tháng 3 và tháng 4/2020, cũng là thời điểm lệnh giãn cách xã hội tại Việt Nam được áp dụng.
Nhờ sự phổ biến và nở rộ trong năm 2020, các ứng dụng OTT càng ngày càng thu hút thêm người mới, với phần lớn tập người dùng đang ưa chuộng các nền tảng OTT miễn phí nhưng có chứa quảng cáo, đây dần trở thành một kênh quảng cáo hiệu quả: 67% người xem đang sử dụng nền tảng OTT có chứa quảng cáo. 86% sẵn sàng xem quảng cáo để đổi lại các nội dung miễn phí và 35% tỉ lệ chuyển đổi quảng cáo mua hàng trên các OTT tại Việt Nam.
Do kích thước màn hình điện thoại cũng có sự thay đổi nhiều, kích thước quảng cáo trên màn hình di động cũng được tối ưu hơn.
Hệ sinh thái di động tại Việt Nam được chia làm 4 nhóm chính:
End of content
Không có tin nào tiếp theo