TP.HCM ra mắt ứng dụng tích hợp xe buýt và dịch vụ xe công nghệ Go!Bus
Vbee: Nền tảng công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt sử dụng AI / Từ 15/7, taxi công nghệ phải dán đủ 3 loại tem, tài xế bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ
Nhằm mục tiêu phát triển ngành giao thông vận tải theo hướng đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa công bố ứng dụng Go!Bus cung cấp thông tin vận tải hành khách công cộng trên thiết bị di động và kết nối xe buýt với ứng dụng Grab (bao gồm cả GrabBike và GrabCar). Ứng dụng chạy trên hệ điều hành phổ biến hiện nay là Android và iOS.
Tính năng kết nối với Grab và cung cấp thông tin cho hành khách ở bất cứ lúc nào, nơi đâu có thể truy vấn thông tin về thời gian thực của xe buýt tại TP.HCM để phục vụ nhu cầu của mình. (Ảnh: Internet)
Ứng dụng Go!Bus với thông điệp “Mang trạm xe buýt về gần bạn” được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới nhất với sự tham gia của Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS). Việc tích hợp này tận dụng được dữ liệu về xe buýt của Sở Giao thông Vận tải và nền tảng công nghệ của doanh nghiệp để tạo thành hệ thống giao thông kết nối, liền mạch, xây dựng các giải pháp giao thông thông minh.
Go!Bus sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể hành trình đi lại một cách thuận tiện, khoa học. Người dân có thể biết được giờ xe buýt sắp đến trạm, gợi ý lộ trình các tuyến, thông tin tuyến, giá vé, nhà chờ… Đặc biệt là cho phép người dùng tìm kiếm đường đi kết hợp giữa xe buýt và các chuyến đi của Grab nếu như vị trí đứng xa hơn 200m với trạm xe buýt. Điều này phù hợp với đặc tính đô thị tại TP.HCM là nhiều ngõ, hẻm nhỏ và sâu, giúp hành khách sử dụng giao thông công cộng một cách thuận lợi.
Tính năng kết nối với Grab và cung cấp thông tin cho hành khách ở bất cứ lúc nào, nơi đâu có thể truy vấn thông tin về thời gian thực của xe buýt tại TP.HCM để phục vụ nhu cầu của mình.
Ngoài ra, ứng dụng Go!Bus cung cấp thông tin vận tải hành khách công cộng hỗ trợ cho cơ quan chức năng nâng cao công tác quản lý và điều hành giao thông trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường chất lượng phục vụ hành khách, giúp người dân cảm thấy thuận lợi khi di chuyển bằng xe buýt, từ đó thu hút nhiều người tham gia giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông.
TP.HCM hiện có 128 tuyến xe buýt hoạt động. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải triển khai đề án sử dụng xe buýt mini ứng dụng công nghệ đặt xe, với giá vé từ 10.000-40.000 đồng/lượt.
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP.HCM về việc từng bước xây dựng TP.HCM thành một đô thị thông minh, một thành phố đáng sống dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, Sở Giao thông Vận tải đã triển khai nhiều chương trình, dự án công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông công cộng như: Cổng thông tin giao thông, mở rộng hệ thống camera giám sát giao thông, tăng cường cung cấp thông tin giao thông cho người dân thông qua hệ thống bảng thông tin điện tử, phát triển các ứng dụng phát hiện sự cố hạ tầng giao thông...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác quản lý, giám sát trực tuyến hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt; hệ thống loa trên xe tự động thông báo khi đến trạm dừng, hệ thống loa tại một số nhà chờ xe buýt tự động thông báo các xe sắp đến; triển khai cổng thông tin buyttphcm.com.vn, BusMap, tổng đài 1022…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hàng triệu cá nhân, tổ chức đang sống bằng thu nhập từ TikTok
Ghi nhận tại nhiều ngân hàng thương mại: Tỷ lệ giao dịch số tiệm cận mức tuyệt đối
Ngăn chặn thất thoát dữ liệu doanh nghiệp bằng công nghệ cao
Đà Nẵng đặt mục tiêu 90% doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ số vào năm 2030
Chương trình phòng chống lừa đảo trực tuyến 2024: Sân chơi mới, bổ ích cho các KOLs