Từ 15/7, taxi công nghệ phải dán đủ 3 loại tem, tài xế bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ
Từ 1/4/2020 dừng triển khai thí điểm taxi công nghệ / Vận tải hành khách: DN nào không chuyển đổi số, không ứng dụng công nghệ sẽ mất thị phần chỉ trong thời gian ngắn
Cuối tháng 5/2020, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 12 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ với nhiều quy định mà các đơn vị kinh doanh (trong đó có xe công nghệ) phải tuân thủ. Cụ thể, tài xế xe công nghệ Grab, be, FastGo cũng phải dán 3 loại tem: phù hiệu xe hợp đồng (gắn ở kính trước xe), logo hợp tác xã (gắn ở cửa xe), tem GrabCar (dán ở kính lái bên trong xe).
Thông tin bắt buộc đầu tiên là tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải. Kích thước tối thiểu dài 20cm và rộng 20cm. Vị trí dán ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe. Phía dưới tem đăng kiểm của xe cần dán thêm phù hiệu, biển hiệu. Ngoài ra ở kính trước và sau xe phải dán thêm cụm từ “Xe hợp đồng”. Bên trong xe cần có hướng dẫn an toàn giao thông, bình chữa cháy, camera hành trình.
Hàng loạt quy định mới mà các tài xế công nghệ phải tuân thủ để tiếp tục hoạt động kinh doanh vận tải từ tháng tới. (Ảnh minh họa: Internet)
Không chỉ niêm yết thông tin trên xe, một điểm khác đó là thông tin các tổ chức vận tải được hiển thị ngay trên ứng dụng.
Một điểm thay đổi khá rõ khi dùng dịch vụ GrabCar là khi tài xế nhận “cuốc xe”, ngoài thông tin tài xế, biển số xe, ứng dụng Grab còn hiển thị cả thông tin HTX vận tải đối tác của Grab.
Hàng loạt quy định mới mà các tài xế công nghệ phải tuân thủ để tiếp tục hoạt động kinh doanh vận tải từ tháng tới. Đáng chú ý là điều kiện bắt buộc cần có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ. Một số tài xế GrabCar cho biết, các HTX vận tải phối hợp với Sở GTVT tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ vận tải cho đối tác tài xế. Quy định này không phải là mới, tuy nhiên lại không được nhiều tài xế để ý và thuân thủ.
Theo quy định của Nghị định 100, tài xế có thể bị lực lượng chức năng phạt từ 3 - 4 triệu đồng và tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1 - 3 tháng khi không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải hành khách. Do đó, nhiều tài xế đang phải “cấp tập” tham gia các lớp tập huấn này để đủ điều kiện chạy xe.
Hiện nay, dịch vụ GrabCar bắt đầu có mặt tại một số địa phương. Đây là động thái mở rộng hoạt động đầu tiên của hãng taxi công nghệ kể từ sau khi Nghị định 10 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải chính thức có hiệu lực.Nghị định mới không chỉ thay thế quy định cũ mà còn là mốc chấm dứt "cuộc chiến" giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ khi cùng được quản lý thống nhất.
Grab thông báo sự hiện diện của dịch vụ GrabCar tại Cần Thơ, Lâm Đồng, Hải Phòng bắt đầu từ ngày 15/6/2020. Trước đó, các dịch vụ vận chuyển Grab đã có tại các địa phương này nhưng là dịch vụ GrabTaxi. Đối thủ của Grab là be đang có mặt tại 7 tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Nai và Bình Dương.
Được phép mở rộng hoạt động ra các địa phương trên cả nước nhưng hoạt động của các dịch vụ xe công nghệ phải chịu sự quản lý và tuân theo quy hoạch chung của từng địa phương. Ngoài ra, cũng theo quy định mới các loại xe vận tải hành khách sử dụng phần mềm phải chịu các quy định như kinh doanh taxi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo