Chuyển đổi số

TP Hồ Chí Minh: Công bố các kết quả về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh

Tại Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, sáng 7/3, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố Chỉ số cải cách hành chính, kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số và kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, UBND quận huyện, thành phố Thủ Đức năm 2023.

Tấn công mạng nhắm vào người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh / Kiểm toán Nhà nước thích ứng linh hoạt với quá trình chuyển đổi số

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi thực hiện nghi thức công bố các kết quả tại Hội nghị.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi thực hiện nghi thức công bố các kết quả tại Hội nghị.

Theo kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, ởkhối sở ban ngành, 20 đơn vị xếp loại xuất sắc, 6 đơn vị đạt tốt. Trong đó,Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố xếp hạng 1 với 96,95 điểm. Xếp hạng 2 là Sở An toàn thực phẩm với 96,05 điểm. Hạng 3 thuộc về Sở Văn hóa và Thể thao với 95,25 điểm. Ở khối này, xếp các vị trí cuối là Sở Tài nguyên và Môi trường (hạng 24), Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (hạng 25), Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (hạng 26).

Khối UBND các quận huyện và thành phố Thủ Đức chỉ có hai địa phương phương ở mức tốt, còn lại đều xuất sắc. Theo đó,hạng 1 thuộc về UBND quận Bình Tân với 96,64 điểm; hạng 2 là UBND quận Phú Nhuận với 96,21 điểm; UBND Quận 7 xếp hạng 3 với 95,68 điểm. Xếp các vị trí cuối ở khối này là UBND huyện Nhà Bè (hạng 21), UBND thành phố Thủ Đức (hạng 22).

Trong khi đó, kếtquả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương(DDCI) Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023,đứng đầu là Sở Du lịch với 85,84 điểm, thể hiện nỗ lực của đơn vị trong nâng cao chất lượng dịch vụ và được các doanh nghiệp ghi nhận. Các đơn vị khác trong nhóm đầugồm: Sở Thông tin và Truyền thông,Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ,Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ởkhối địa phương,quận Phú Nhuận tiếp tục là đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng DDCI năm 2023 với 75,76 điểm hài lòng từ doanh nghiệp. Con số này cho thấy địa phương không ngừng nỗ lực để duy trì chất lượng dịch vụ công và được các doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận. Các địa phương tiếp theo trong nhóm đầu làquận Tân Phú, Quận 6,huyệnCần Giờ, Quận 5.

 

Theo bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp ghi nhận sự cải thiện đáng kể trong hoạt động điều hành của Thành phố và các đơn vịvớinhữngđánh giá tích cựcởsự đổi mới, tích cực, chủ động trong các hoạt động dịch vụ công.Nhiều doanh nghiệp đánh giá, các đơn vị thuộc chính quyền thành phố liên tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi nghiệp và phát triển của doanh nghiệp.

Chú thích ảnh
Lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho các đơn vị xếp hạng cao về Chỉ số chuyển đổi số (DTI).

Đối vớikết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số (DTI) của các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp đứng đầu khối các sở ban ngành, trong khi UBND quận Phú Nhuận xếp vị trí đầu khối quận huyện, thành phố Thủ Đức. Xếp cuối trong các bảng xếp hạng này là Ban Quản lý khu Nam và UBND huyện Nhà Bè.

Theo ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh,năm 2023 là năm đầu tiên Thành phố triển khai xếphạng Chỉ số chuyển đổi số (DTI) cho các đơn vị trên địa bàn nên còn gặp một sốkhó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Kết quả xếp hạng cho thấy, 11 sở, ban, ngành đạt Chỉ số DTI mức cao (chiếm 35%),18 đơn vị đạt mức hình thành (58%), hai đơn vị đạt mức khởi động (6%). Khối địa phương, có8 đơn vị đạt Chỉ số DTI mức nâng cao (chiếm 36%),13 đơn vị đạt mức hình thành (59%),1 đơn vị đạt mức khởi động (4%).

 

Về công tác cải cách hành chính năm 2024, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ tập trung xây dựng, triển khai đồng bộ, chi tiết và có hiệu quả các nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình cải cách hành chính và giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Thành phố, giai đoạn 2021 -2025 đã ban hành.

Thành phố xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp và của cá nhân, cơ quan, đơn vị trong triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính và đề ra các giải pháp nâng cao Chỉ số PAR Index của thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu Chỉ số PAR Index thuộc nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước. Thành phố thực hiện kiểm tra, khảo sát cải cách hành chính định kỳ tối thiểu 40% các cơ quan, đơn vị và tối thiểu 20% xã phường, thị trấn. Kiểm tra đột xuất tối thiểu 10% cơ quan, đơn vị, phường xã, thị trấn…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm