Chuyển đổi số

Kết nối các cơ sở dữ liệu, tháo gỡ vướng mắc thủ tục hành chính về đất đai

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Chuyển đổi số và thông tin dữ liệu Tài nguyên Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ thực hiện việc xây dựng, hoàn thiện một số công tác liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai.

Đón đầu kỷ nguyên thương mại hóa công nghệ 5.5G / EVNCPC: Đẩy mạnh sử dụng kênh trực tuyến gửi thông báo đến khách hàng

Đẩy nhanh giải quyết thủ tục đất đai cho người dân. Ảnh (tư liệu) minh họa: Danh Lam/TTXVN

Đẩy nhanh giải quyết thủ tục đất đai cho người dân. Ảnh (tư liệu) minh họa: Danh Lam/TTXVN

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Chuyển đổi số và thông tin dữ liệu Tài nguyên Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện việc xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý; xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia, hạ tầng số, kết nối, an toàn thông tin cho cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất; đầu tư các nền tảng, hạ tầng quản trị, thu thập dữ liệu tài nguyên và môi trường…

Tính đến cuối năm 2023, 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu. 461/705 quận/huyện, 6.198/10.599 phường/xã với tổng số hơn 26 triệu thửa đất đã kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung cấp trên 100 dịch vụ công trực tuyến; 89 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia các lĩnh vực tài nguyên và môi trường với đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, dân cư... Các trường thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường dần được chuyển đổi số, tích hợp, chia sẻ, hỗ trợ hiệu quả các tương tác hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường các cấp, là cơ sở dữ liệu nền tảng quan trọng thuộc Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Đề án 06).

 

Việc kết nối cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu đất đai, góp phần tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, giúp người dân tra cứu được các thông tin về đất đai. Cơ quan nhà nước quản lý được các biến động về dân cư và đất đai trên môi trường điện tử. Đó là những dữ liệu đầy đủ, sống, sạch phục vụ quản lý, người dân và an ninh quốc gia.

Đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Đề án 06).

Chỉ thị nêu rõ, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, việc triển khai Đề án "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) là nội dung quan trọng, đột phá để thực hiện chiến lược, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

Cùng với các nhiệm vụ chung và cụ thể giao các bộ, ngành, địa phương chủ trì, phối hợp thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì các nhiệm vụ lớn quan trọng, nền tảng dữ liệu cơ bản thuộc Đề án 06 điển hình như: Khẩn trương xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, kết nối với cơ sở dữ liệu về dân cư; Đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia theo Nhiệm vụ tại Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 10 năm 2023; Đôn đốc các địa phương báo cáo tình hình bố trí đủ ngân sách địa phương, bảo đảm dành tối thiểu 10% tổng số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Tài chính đề xuất chính sách cân đối ngân sách Trung ương để bố trí hỗ trợ các địa phương khó khăn một phần kính phí để thực hiện công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; phối hợp Bộ Xây dựng và bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ kết nối, chia sẻ giữa hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản với cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

Đối với các tỉnh, thành phố, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi địa phương, bảo đảm kết nối, tích hợp, liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khẩn trương hoàn thành, đưa vào vận hành trong năm 2025; tiếp tục đầu tư đảm bảo hạ tầng và đẩy nhanh tiến độ số hóa, trong đó gồm dữ liệu thông tin lĩnh vực đất đai.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm