Chuyển đổi số

Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Tp. Hà Nội là một trong những địa phương tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ nâng tầm an ninh an toàn quản lý bay và phát triển bền vững / Theo đuổi mục tiêu 'vì tương lai không kháng sinh', doanh nghiệp công nghệ sinh học chuyển đổi xanh

  Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp  - Ảnh 1.

Với mong muốn bảo đảm minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm; đồng thời cung cấp thông tin về môi trường, chất lượng sản phẩm. Nhiều cơ sở sản xuất, hợp tác xã ở Hà Nội đã ứng dụng chuyển đổi số trong việc sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn nông sản có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, và cũng là thay đổi lối tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, có sự kết nối. Qua đó, người tiêu tiêu dùng cũng có thể biết xuất xứ, giám sát nguồn gốc, kiểm soát được thời gian thu hoạch sản phẩm.

Hợp tác xã Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (Chúc Sơn – huyện Chương Mỹ) là đơn vị ứng dụng triển khai sản xuất công nghệ số vào sản xuất như lắp camera theo dõi, hệ thống tưới nước tự động và gắn mã QR trong từng sản phẩm. Hoàng Văn Thám - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn cho biết: "Với mong muốn đưa sản phẩm rau chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc thực phẩm rõ ràng nên Hợp tác xã đẵ gắn mã QR Code cho từng nhãn hàng đểgiúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm có chất lượng cũng như quy trình sản xuất đóng gói. Việc nàycũng góp phần quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Hợp tác xã quả sạch Chúc Sơn".

  Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp  - Ảnh 2.

Sản phẩm được gắn mã QR tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn.

Trong thời gian qua, Hà Nội cũng đã đẩy mạnh kết hợp với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở hệ thống này để quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thành phố cũng đã hợp tác với các cơ quan, đơn vị kinh tế số để triển khai thương mại điện tử thông qua các sàn giao dịch như: Voso, Sendo, Shopee…

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết: "Trung tâm mong muốn thông qua những hội nghị, tọa đàm tập huấn, nông dân sẽ nhận thức được sự cần thiết phải tham gia công nghệ số, ứng dụng công nghệ số trong từng phần việc cụ thể ra sao. Do đó, Trung tâm tổ chức hàng chục lớp tập huấn về nội dung này đối với nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã nhằm thay đổi tư duy cho nông dân về ứng dụng công nghệ số không thể đơn lẻ từng hộ làm được mà bắt buộc phải liên kết với nhau thành tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng nhau xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm bền vững".

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, thời gian tới ngành nông nghiệp Thủ đô tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ nông nghiệp, từ đó làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh, giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, ngành cũng mở các lớp tập huấn, nâng cao tuyên truyền và nhận thức người dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số phục vụ sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp; hỗ trợ nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, đào tạo; nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp các hộ gia đình và HTX khai thác thế mạnh tiềm năng đất đai của địa phương, tạo ra sản phẩm hàng hóa an toàn có giá trị; hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp tại mỗi địa phương.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm