Hỗ trợ doanh nghiệp

Công Ty Cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang vào tốp doanh nghiệp 100 tỷ

Trải qua 14 năm hình thành và phát triển với số vốn ban đầu chỉ ở con số 700 triệu, đến nay công ty đã khẳng định được vị thế của mình với doanh thu lên tới 100 tỷ đồng.

Đi lên từ số vốn nhỏ

Tính riêng sáu tháng đầu năm nay, doanh thu của công ty đạt 88 tỷ đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 10 tỷ đồng, phấn đấu đến cuối năm sẽ đạt 120 tỷ. Để có được thành công đó là do sự nỗ lực vượt khó của các thành viên Công ty trong đó không thể thiếu  sự chèo lái khéo léo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ông Nguyễn Hữu Thập.

Những ngày đầu thành lập cán bộ công nhân viên công ty chỉ có 39 người, nhưng đến nay đã có trên 200 cán bộ công nhân viên, đa phần là công nhân có tay nghề cao, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty là 4 triệu đồng/ tháng.

Công ty có 4 nhà máy đóng trên địa bàn các huyện Hàm Yên, Sơn Dương… hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề: khai thác khoáng sản, sản xuất và chế biến lâm sản, xây dựng công trình giao thông dân dụng, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, mua bán lâm sản nguyên liệu, khai thác và chế biến quặng sắt, sản xuất quặng kim loại màu…

Áp dụng mô hình tự động hóa vào sản xuất tại cơ sở khai thác đá Sơn Dương

 Nói về khó khăn gặp phải trong quá trình kinh doanh, Tổng Giám đốc  Nguyễn Hữu Thập chia sẻ, thời gian qua, doanh nghiệp và các nhà đầu tư vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc đầu tư, giao thông không thuận lợi, đội ngũ lao động có tay nghề còn thiếu, trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Theo ông Thập, thời gian tới các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng duy trì tốt đối thoại, tiếp xúc với doanh nghiệp, tìm giải pháp để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Chính sách về thuế cũng là khó khăn không nhỏ, nhất là thuế về tài nguyên tăng cao khiến công ty của ông nói riêng và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung gặp nhiều khó khăn.

Tích cực tìm thị trường

Trong bối cảnh khó khăn, một loạt các chi phí đầu vào tăng, sức ép giá tăng đè nặng lên nhiều doanh nghiệp ở trong tỉnh cũng như trên cả nước, Ban giám đốc Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp để khắn phục hạn chế như phát huy sáng kiến trong sản xuất tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế tiêu hao nguyên liệu, nâng cao năng lực đội ngũ quản trị doanh nghiệp, bảo dưỡng máy móc đúng định kỳ, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm,…đảm bảo cho ba ngành sản xuất chủ lực của công ty là chế biến gỗ rừng trồng, làm cuộn runo dây cáp điện và sản xuất đá duy trì sản xuất ổn định và có lãi.

Chỉ tính riêng Nhà máy sản xuất đá và Vật liệu xây dựng Tuyên Quang (trực thuộc công ty) tại thôn Khuôn Ráng, xã Phúc Ứng, Sơn Dương với dây chuyền được nhập từ Nhật Bản là một trong những dây chuyền hiện đại nhất, với công xuất sản xuất đá và bột đá là 1,5 triệu m3/năm.

Các sản phẩm đá của nhà máy luôn đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn kích cỡ cho các công trình đòi hỏi khắt khe nhất về chất lượng. Bên cạnh đó để tận dụng triệt để tài nguyên đá tránh lãnh phí và ô nhiễm môi trường nhà máy còn sản xuất gạch không nung với công xuất 12 triệu viên/ năm giải quyết nguồn nguyên phế liệu bột đá, đất đá thải bóc vỉa khai thác tại mỏ.

Sản phẩm đá có chất lượng tốt cung cấp cho tuyến đường xuyên Á, Quốc lộ 2C, đường Thượng Ấm, Đại Phú của Sơn Dương… ngoài ra còn cung cấp cho nhu cầu xây dựng cơ bản của các tỉnh lân cận…

Công trường khai thác đá ở Sơn Dương

 

Với phương châm: “ Chìa khóa thành công chính là con người”, lãnh đạo công ty đang từng bước đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động lành nghề, làm việc chuyên nghiệp, có tính tập thể cao, từ đó đã tạo ra sự gắn kết giữa ban lãnh đạo và công nhân viên là động lực để cán bộ công nhân viên cố gắng trong sản xuất cũng như trong việc kinh doanh.

Với mục tiêu “sản xuất đến đâu sẽ tiêu thụ hết đến đó”, công ty đã không ngừng cố gắng để phát triển thị trường. Hiện thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh như Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Mục tiêu của công ty là mở rộng thị phần vào các tỉnh miền trung và miền nam. Với việc tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, được nhiều người lựa chọn, công ty ngày càng nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng lớn.

Trong các năm tiếp, theo ngoài những ngành nghề đã đầu tư, công ty sẽ nâng cao chất lượng, năng xuất và sản lượng, tăng doanh thu đóng gópnhiều hơn nữa vào ngân sách Nhà nước. Nếu nhu cầu của thị trường lớn  doanh nghiệp sẽ tăng ca, tăng sản phẩm để phục vụ tốt nhất yêu cầu đòi hỏi khắt khe của khách hàng.

Bên cạnh việc phát triển sản xuất kinh doanh, công tác xã hội cũng là một trong những hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp này, trung bình một năm doanh nghiệp đóng góp từ 300 triệu đến 400 triệu cho các quỹ từ thiện

Hi vọng với những gì đã đạt được, Công ty cổ phần Lâm Sản và Khoáng Sản Tuyên Quang sẽ có những bước đi vững chắc, thành công hơn nữa trong quá trình phát triển kinh doanh của mình và trở thành con chim đầu đàn của doanh nghiệp Tuyên Quang.

 

 Công ty đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước vào năm 2010 (2005 – 2010). Năm 2011 được Chủ tịch nước tăng thưởng Huân chương Lao động hạng III và nhiều bằng khen giấy khen của Trung ương và địa phương

                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

Đỗ Tuấn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo