Đầu tư công nghiệp Việt Nam: Sớm tháo gỡ những “điểm nghẽn”
Sáng 27/6, Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư ) và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) công bố Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011.
Doanh nghiệp FDI có năng suất lao động cao hơn
Cũng theo báo cáo này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp có lao động tay nghề thấp, lương thấp. Tuy nhiên, họ lại hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp trong nước về năng suất.
Theo chuyên gia UNIDO Stefan Kratzscha, các doanh nghiệp công nghiệp trong nước đang chịu ảnh hưởng tích cực từ doanh nghiệp FDI. Sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đã góp phần tạo ra thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý nhân lực, cải thiện năng suất lao động, quản trị doanh nghiệp từ các doanh nghiệp có FDI.
Thực tế thời gian qua, xuất hiện các mô hình liên kết dọc, liên kết ngược ở mức độ cao giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong nước rất đáng khích lệ.
Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011 được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát từ gần 1.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thuộc 9 tỉnh (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh). Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 57%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 33%, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 10%. |
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khối lượng xuất khẩu công nghiệp tuy được duy trì ở mức cao nhưng tăng trưởng xuất khẩu dường như có xu hướng giảm.
Đây là đánh giá đáng lưu ý của Báo cáo đầu tư công nghiệp lần này. Tuy nhiên, trong mắt nhà đầu tư các yếu tố chính trị và kinh tế ổn định, chi phí lao động và môi trường pháp lý, vốn được xem là những yếu tố quyết định trong thu hút đầu tư đã được cải thiện.
Độ “vênh” giữa kế hoạch và thực hiện
Theo chuyên gia Stefan Kratzsch, Việt Nam cần đánh giá mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của doanh nghiệp FDI để hiểu rõ mối quan hệ giữa định hướng xuất khẩu, tạo việc làm, giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất ở nhóm ngành công nghệ thấp, trung và cao.
Đặc biệt, thị trường trong nước cần là bước đệm để tiến tới việc tạo ra nhiều giá trị gia tăng thúc đẩy, mở rộng thị trường ra khu vực.
Cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó, nâng cấp lưới điện và cơ sở hạ tầng được các chuyên gia UNIDO cho là đòn bẩy để giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ khai thác năng lực sản xuất và hiệu quả đầu tư. Chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp và phát triển công nghiệp hỗ trợ, giải quyết nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng "vênh" giữa khâu kế hoạch và thực hiện của các doanh nghiệp FDI.
Để giải quyết hạn chế trong công tác chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đại diện UNIDO đề xuất, Việt Nam nên hỗ trợ nhiều hơn cho các liên doanh.
Theo đó, dùng các liên doanh để khai thác sự năng động của thị trường đang tăng trưởng của Việt Nam. Đồng thời, các liên doanh này có thể giữ vai trò "truyền dẫn" hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các đối tác trong và ngoài nước./.
"Với nhu cầu chuyển dần các dự án đầu tư nước ngoài theo quy mô, số lượng dự án sang hiệu quả chất lượng, dự án Hệ thống Theo dõi đầu tư Việt Nam lần đầu tiên được xây dựng này sẽ góp phần giúp quản lý tốt hơn các dự án FDI." Ông Đỗ Nhất Hoàng: Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH - ĐT) “Cần có chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho đầu tư nước ngoài vì tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDI cũng là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước. Việt Nam tuy có lợi thế nhiều về lao động rẻ, tuy nhiên lợi thế này không thể tiếp tục khai thác trong thời gian tới” Ông Brian Portelli, chuyên gia UNIDO |
Theo KTĐT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo