Hỗ trợ doanh nghiệp

Để đạt lợi nhuận gần 8.000 tỷ, BIDV đặt ra những nhiệm vụ gì?

(DNVN) - Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xác định mục tiêu năm nay sẽ đạt 7.900 tỷ đồng lợi nhuận, dư nợ tín dụng tăng trưởng 18%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%...

Ngày 24/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2016. ​Đại hội đổng cổ đông thường niên BIDV năm 2016 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2015, phương án trích lập các quỹ, phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức năm 2015; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2015 và kế hoạch kinh doanh 2016; Báo cáo hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát; Ngân sách và thù lao của HĐQT, Ban Kiểm soát năm 2016.

Bên cạnh đó, Đại hội cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2016; thành lập Công ty con của BIDV trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư trên cơ sở việc mua lại phần vốn góp của Vietnam Partners tại BVIM; Thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

BIDV đặt mục tiêu đạt 7.900 tỷ đồng lợi nhuận.

Đại hội cũng đã thảo luận và thông qua các nội dung miễn nhiệm thành viên HĐQT. Cụ thể, Đại hội đã phê duyệt miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà Nguyễn Thị Kim Thanh kể từ ngày 01/4/2016 để bà Nguyễn Thị Kim Thanh nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của ông Lê Đào Nguyên, kể từ ngày 01/5/2016 để ông Lê Đào Nguyên nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Đại hội đồng cổ đông 2016 đã xác định nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2016. Cụ thể, nguồn vốn huy động tăng trưởng 21-22%; dư nợ tín dụng tăng trưởng 18%, lợi nhuận trước thuế đặt 7.900 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu: <3%, phấn đấu ≤2,0%; tỷ lệ chi trả cổ tức: >=7%...

Để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, Đại hội đã thông qua 10 nhiệm vụ trọng tâm tập trung triển khai trong năm 2016 gồm:     

(1) Phát huy vai trò là Ngân hàng TMCP có sở hữu lớn của Nhà nước, giữ vững vị thế Ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm của quốc gia, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, đi đầu trong hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại ra nước ngoài, tích cực triển khai các chương trình ASXH trong và ngoài nước.           

(2) Kiên định, quyết tâm giữ vững vai trò trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam; đồng thời xác định hoạt động kinh doanh bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ) là trụ cột thứ hai sau hoạt động kinh doanh ngân hàng.           

 

(3) Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, triệt để áp dụng các biện pháp quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế.           

(4) Tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, có hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, SME, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao), các ngành kinh tế được hưởng lợi tích cực từ các hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, SME, doanh nghiệp FDI có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh.        

(5) Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đem lại tiện ích, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế.                

(6) Hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng theo thông lệ, kiên định chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Trụ sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh theo chiều dọc phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam; nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động; tạo đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính.           

(7) Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược tổng thể của hệ thống để chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực hội nhập kinh tế theo lộ trình cam kết mở cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.           

 

(8) Mở rộng kênh phân phối truyền thống, hiện đại trong khu vực và trên thế giới gắn với phát triển thương hiệu BIDV. Nghiên cứu và thực hiện thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, hiện diện thương mại tại các nước phát triển (Nga, Trung Quốc, Nhật...           

(9) Từng bước triển khai có hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, hoạt động tín thác, quản lý tài sản với lộ trình đến năm 2020 là ngân hàng có thế mạnh và cạnh tranh, phát triển hiệu quả nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.           

(10) Xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của BIDV, trong đó chú trọng lộ trình thực hiện đến năm 2018 cơ bản đạt được nền tảng của một “ngân hàng đạt chuẩn ASEAN” (Qualified ASEAN Banks - QABs) – gói cam kết thứ 6 (Tự do hóa dịch vụ tài chính – Cộng đồng kinh tế Asean AEC).

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo