Hỗ trợ doanh nghiệp

Điểm mặt các dự án bất động sản đang mất giá

Quảng bá rầm rộ, giá hét trên trời, nhưng hiện nhiều dự án của các đại gia lớn đang nằm “phơi sương cùng tuế nguyệt”, thậm chí rao bán mãi cũng không người mua.
Ciputra Mall, một dự án thành phần trong khu đô thị mới Nam Thăng Long và được cho là trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội, đang “đắp chiếu” một thời gian dài sau khi hoàn thành phần móng và tầng hầm.
 

Tình trạng đắp chiếu đã diễn ra khoảng hơn một năm nay và chủ đầu tư cũng không công bố một thông tin chính thức nào về việc này. Công trình vẫn ngổn ngang sắt thép nằm phơi sương, cỏ dại mọc ngập lối.

 

Tọa lạc tại lô đất vàng trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, chỉ cách khu vực hồ Hoàn Kiếm khoảng 8km, dự án này được đánh giá là rất có tiềm năng về thương mại, trong bối cảnh mặt bằng thương mại trong khu vực trung tâm Hà Nội hầu như đã kín chỗ.

 

Theo thiết kế, Ciputra Mall bao gồm bốn tầng nổi và một tầng hầm, được coi là trung tâm thương mại đa năng lớn nhất Hà Nội, được xây dựng trên diện tích 73.000 m2 và có diện tích sử dụng khoảng 130.000 m2.

 

Các không gian được bố trí trong trung tâm gồm có khu vực bán lẻ, với 1.200 cửa hàng, 48 nhà hàng, quán cafe, siêu thị rộng khoảng 8.500 m2, với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi lớn trong và ngoài nước, khu vui chơi giải trí. 71.000 m2 tầm hầm dành cho nơi để xe.

 

Ngoài ra, nơi đây còn có một trung tâm chiếu phim đa năng với 12 rạp màn hình rộng. Ciputra Mall còn có khu văn phòng cho thuê, với thời gian thuê linh hoạt.

 

Tuy nhiên, tình trạng đắp chiếu đã diễn ra khoảng hơn một năm nay và chủ đầu tư cũng không công bố một thông tin chính thức nào về việc này. Công trình vẫn ngổn ngang sắt thép nằm phơi sương, cỏ dại mọc ngập lối.

 

Là một trong những khu đô thị được chú ý trên thị trường bất động sản, nhưng hiện Khu đô thị Văn phú – Hà Đông,(Chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư Văn Phú (INVEST)) cũng nằm trong tình trạng im ắng. Khu đô thị mới này nằm tại trung tâm thành phố Hà Đông, được thiết kế không gian kiến trúc hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến theo tiêu chuẩn đô thị loại 1.

 

Hấp dẫn là thế nhưng giới đầu tư thứ cấp vẫn phải tháo chạy vì hiện mấy ai có nhu cầu thực đủ tiền mua.

 

Khu đô thị Lê Trọng Tấn - Hà Đông, Chủ đầu tư Công ty cổ phần Xuất - Nhập Khẩu tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO). Hồi đầu năm 2012, đích thân Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO),ông Vũ Văn Hậu nói rõ, “Năm nay, chủ dự án bất động sản nào cũng hết sức khó khăn, nhưng GELEXIMCO sẽ tiếp tục ưu tiên xây dựng và hoàn thiện các khu A, B, C, D của dự án….”.



Tuy nhiên, nếu như hồi đầu năm, giá đất khu vực này liên tục tăng mạnh thì tới thời điểm này, giá cũng lao dốc cùng nhiều dự án khác. Được biết, dự án chậm tiến độ cũng một phần do chính các nhà đầu tư thứ cấp, khách hàng không đủ tiền nộp.



Nhiều dự án khác như Chung cư thu nhập thấp Kiến Hưng – Hà Đông (khởi công năm 2010, dự kiến hoàn thành: vào tháng 6/2012.Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai) , Khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai – Hà Nội (Khởi công năm 2002, hoàn thành năm 2008.Chủ đầu tư: Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị ( HUD)), Dự án Nam An Khánh (Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO))… cũng cùng chung số phận nằm “đắp chiếu”.

 

 

Theo VnMedia

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo