Doanh nghiệp - Doanh nhân

CEO chỉ ra 3 yếu tố 'sống còn' khi khởi nghiệp

Các sáng lập, CEO thành công trong dự án 'Tôi sống - Tôi đam mê' của LG đưa ra lời khuyên từ kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp.

Nhậm chức mới, CEO Google được tăng mạnh lương, thưởng / Những tỷ phú mất tiền nhiều nhất năm 2019: CEO Amazon đứng thứ 2

Gọi vốn

Với các doanh nghiệp khởi nghiệp, việc kêu gọi vốn là bước rất quan trọng quyết định quy mô sản xuất, lợi nhuận. Tuy nhiên, để gọi vốn thành công là điều không dễ, vì phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, thương hiệu và bản lĩnh của các CEO startup.

Chia sẻ bí quyết gọi vốn thành công từ tập đoàn lớn, ông Đỗ Thắng - Founder, CEO của Pushsale.vn cho biết, về cơ bản, mọi quyết định đều dựa trên quyền lợi. Trách nhiệm lớn nhất của startup khi đi gọi vốn là làm sao thuyết phục được nhà đầu tư rằng rót vốn vào doanh nghiệp này sẽ mang lại lợi ích như họ kỳ vọng.

1
Ông Đỗ Thắng - Founder, CEO của Pushsale.vn.

CEO Pushsale.vn, cho rằng kêu gọi vốn là bước rất quan trọng quyết định quy mô sản xuất, lợi nhuận. "Mỗi startup khi gọi vốn đầu tư cần hội tụ đủ yếu tố như khách hàng, sản phẩm, đội ngũ kinh doanh, kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh sản phẩm, công nghệ và con người là điều kiện không thể thiếu", CEO trẻ nói thêm.

Bên cạnh việc chuẩn bị mọi yếu tố cần thiết, ông Đỗ Thắng cũng cho rằng cần đánh giá lại chiến lược phát triển của công ty trong mỗi giai đoạn. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp giải quyết những vấn đề đang gặp phải mà còn giúp người lãnh đạo có thể đánh giá lại mô hình của công ty.

Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2020 trở về sau sẽ là thời điểm khó khăn cho các doanh nghiệp kêu gọi vốn. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các startup trong giai đoạn này.

Xây dựng hệ thống quản lý công việc

 

Bên cạnh gọi vốn, khâu quản lý doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Khi startup tăng trưởng quá nhanh, quá nóng thì các vấn đề về tài chính, kế toán hay quản trị cần có sự chuẩn bị kĩ càng.

Theo Nguyễn Văn Thiện, người sáng lập thương hiệu Nhang Thiền, các startup cần xây dựng hệ thống quản lý công việc, nhằm theo dõi sát sao và quản lý hiệu quả công việc. Doanh nghiệp này cho biết đã áp dụng bảng real-time dashboard để thu thập tổng hợp các số liệu về chỉ số đánh giá công việc, năng suất lao động của từng bộ phận... giúp người lãnh đạo quản lý sát sao, nắm rõ tình hình hoạt động, đưa ra những dự đoán triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.

1
CEO Nhang Thiền - Nguyễn Văn Thiện.

Sáng lập thương hiệu Nhang Thiền cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị nhân sự. "Để tìm và giữ chân nhân tài thì người lãnh đạo phải có tầm nhìn, khả năng truyền đạt định hướng, tiềm năng phát triển, tham vọng và những giá trị cốt lõi của công ty cho người đồng hành", vị CEO chia sẻ thêm.

 

Giải quyết "nỗi đau của khách hàng"

"Khi sản phẩm, dịch vụ giải quyết được 'nỗi đau của khách hàng' (customer pain points), hay nói cách khác là nhu cầu thật sự của khách hàng, thì doanh nghiệp khởi nghiệp mới có cơ hội sống sót và phát triển" - Nguyễn Thu Hiền, Sáng lập thương hiệu Thời trang Organic Mimi chia sẻ.

1
Nguyễn Thị Hiền - sáng lập thương hiệu thời trang hữu cơ Mimi

Tuy nhiên theo chị Hiền, muốn tạo ra sản phẩm giải quyết đúng những điều khách hàng cần, hãy thực hiện khảo sát, phỏng vấn khách hàng để hiểu họ.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm