Hành trình hướng đến "net zero": Doanh nghiệp tiên phong sẽ có nhiều lợi thế
DNVN - Hành trình nước rút hướng đến mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 20150 vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội cho doanh nghiệp (DN). Những DN tiên phong sẽ hưởng nhiều lợi thế với việc nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ mới và thâm nhập thị trường mới.
Lâm Đồng: Doanh nghiệp huyện Lạc Dương hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt 2022 / Tập đoàn xây dựng 35 năm tuổi và tham vọng cán mốc doanh thu 20 tỷ USD
Giải pháp rút ngắn hành trình đến "net zero"
Tại hội thảo chuyên đề “Tái xác định giá trị doanh nghiệp từ khía cạnh môi trường: Những đóng góp của DN hướng tới lộ trình phát thải ròng bằng 0” sáng 27/10 tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, với các mục tiêu cam kết mạnh mẽ tại COP26, các hành động ứng phó biến đổi khí hậu, và theo đuổi nền kinh tế xanh đã, đang và sẽ là một trong những trọng tâm ưu tiên trong các chương trình hành động của Chính phủ. Từ đó tạo ra sức ép buộc các DN phải chuyển mình, thay đổi để thích ứng kịp thời.
Ngược lại, cộng đồng DN cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định. Bởi lẽ thông qua mô hình sản xuất kinh doanh tuần hoàn, bền vững, DN sẽ đóng góp đáng kể vào giảm phát thải carbon, hướng tới sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.
Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch chuyên trách VCCI, Chủ tịch VBCSD cho rằng, tăng cường hợp tác công-tư, kết nối hiệu quả nguồn lực của các bên liên quan là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để rút ngắn hành trình đến mục tiêu "net zero".
Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch chuyên trách VCCI, Chủ tịch VBCSD cho rằng, tăng cường hợp tác công-tư là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để rút ngắn hành trình đến mục tiêu "net zero".
Đến nay, VCCI, với hạt nhân là VBCSD đã tích cực thúc đẩy thực hành mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, hành động chống biến đổi khí hậu thông qua sáng kiến hỗ trợ DN thực hiện kinh tế tuần hoàn, sáng kiến không xả thải ra thiên nhiên, dự án khu công nghiệp bền vững... Đồng thời phát triển các chỉ số về kinh tế tuần hoàn, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và sản xuất có trách nhiệm trong Bộ Chỉ số DN bền vững (CSI) được công bố và ứng dụng trong đánh giá DN bền vững tại Việt Nam hàng năm.
Từ góc độ DN, chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh..., ông Phạm Phú Ngọc - Trưởng bộ phận Hỗ trợ Nông nghiệp của Nestlé Việt Nam cho biết, trên phạm vi toàn cầu và tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong trong việc thực hiện cam kết và hành động chống lại biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy xây dựng nền nông nghiệp tái sinh, hướng đến mục tiêu giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2025, giảm một nửa lượng phát thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Sau gần 12 năm triển khai, DN này đã tập huấn cho trên 330.000 nông hộ các kiến thức về canh tác cà phê bền vững, phân phát trên 63,5 triệu cây giống kháng bệnh, chống hạn và năng suất cao. Qua đó giúp nông dân tái canh trên 63.000 ha cà phê già cỗi, tưới tiết kiệm nước đã giảm lượng nước tưới từ 40-60%, giảm lượng phân bón hóa học trên 20%, giảm thuốc bảo vệ thực vật và tiến đến không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giới thiệu mô hình trồng xen hợp lý giúp nông dân tăng thu nhập từ 35-100%.
Các diễn giả trong phiên tọa đàm.
Trong khi đó, bà Lê Thị Hồng Nhi - Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam nhấn mạnh, chúng ta có thể cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu một thế giới phi phát thải.
"Unilever tin rằng không có mô hình kinh doanh nào tuyệt vời hơn việc vừa có thể cắt giảm phát thải trong hoạt động vận hành, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng DN. Không cần phải đánh đổi cam kết bảo vệ môi trường và mục tiêu kinh tế. Đó chính là mô hình phát triển bền vững mà Unilever luôn hướng tới", bà Lê Thị Hồng Nhi chia sẻ.
Trách nhiệm và cơ hội của doanh nghiệp
Trong phần tọa đàm với chủ đề “Tăng cường hợp tác công – tư trên hành trình kiến tạo nền kinh tế phi phát thải”, các diễn giả và khách mời đã cùng chia sẻ, thảo luận về thúc đẩy xây dựng nền kinh tế phi phát thải, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu "net zero" vào năm 2030 của Việt Nam, vai trò của các bên và lợi ích khi tích cực tham gia, đóng góp vào tiến trình này.
Các diễn giả nhấn mạnh, hành trình nước rút hướng đến "net zero" vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội cho các DN. Trong đó, những DN tiên phong sẽ hưởng nhiều lợi thế từ việc kịp thời nắm bắt sự thay đổi trong các quy định pháp luật, định vị DN là một thương hiệu xanh phù hợp với nhận thức và tư duy tiêu dùng đang thay đổi của người tiêu dùng. Đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ mới và thâm nhập thị trường mới.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng đưa ra những dự báo về tiềm năng triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới; khuyến nghị để hỗ trợ cộng đồng DN vừa và nhỏ nâng cao khả năng tiếp cận và năng lực công nghệ nhằm chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Các khách mời cũng chia sẻ kinh nghiệm trong kết nối, đẩy mạnh sự tham gia của các mắt xích trong chuỗi giá trị của DN vào các hoạt động thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn; khuyến nghị để phát triển tốt hơn nguồn tài chính xanh cho các hoạt động hướng tới kinh doanh bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu...
Hội thảo chuyên đề “Tái xác định giá trị doanh nghiệp từ khía cạnh môi trường: Những đóng góp của DN hướng tới lộ trình phát thải ròng bằng 0” tiếp nối chuỗi hội thảo thuộc khuôn khổ Diễn đàn DN Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022. VCSF là sáng kiến đối thoại về phát triển bền vững DN được VCCI-VBCSD thực hiện thường niên từ năm 2014, nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ Chính phủ và cộng đồng DN, các tổ chức trong nước và quốc tế. Phiên toàn thể của VCSF 2022 dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 1/12 tới, cùng ngày với Lễ công bố DN bền vững Việt Nam 2022. |
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo