Tàu nước ngoài tăng phí, doanh nghiệp xuất khẩu khó chồng khó
Chi 10 tỉ USD và 10 năm phát triển, vì sao dự án ô tô của Apple bị huỷ bỏ / Thanh niên đi thi ĐH "vô tình" đỗ thủ khoa, giờ làm CEO cả đế chế còn tặng trường cũ "sương sương" 4.400 tỷ
Thông tin đang làm các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam lo lắng đó là các công ty vận tải biển nước ngoài vừa tăng phụ phí đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển Việt Nam lên khoảng từ 180 - 200 USD mỗi container 40 feet, cùng với tăng giá khoảng 10 loại phụ thu khác. Trong khi đó, giá bốc dỡ mà các hãng tàu nước ngoài trả cho các cảng chỉ tăng khoảng 55 - 85 USD.
Công ty Veneer Âu Việt cho biết, cước vận tải của doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Âu về đã tăng trên 500 USD mỗi container 40 feet. Hồi đầu năm, doanh nghiệp bị ảnh hưởng căng thẳng Biển Đỏ, giờ lại thêm phụ phí tại cảng biển tăng khó chồng thêm khó.
Bà Phan Thị Thanh Tâm - Phó Giám đốc Công ty Veneer Âu Việt cho biết: "Phần tăng này đã rất nhiều lần không phải mỗi lần này. Thông thường họ chỉ đưa ra một mức và áp luôn như vậy, doanh nghiệp không có quyền đàm phán với hãng tàu về mức phí này".
Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất FOB, nhập CIF, nghĩa là trao phần vận tải biển chủ yếu cho các hãng tàu nước ngoài. Vì thế, sự chủ động kiểm soát phần chi phí này còn thấp.
Mỗi container xuất nhập khẩu Việt Nam hiện phải chịu nhiều hơn từ 4 - 12% chi phí bốc dỡ container tại các cảng biển do các hãng tàu nước ngoài thu phí. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu tăng chi phí logistics của mình từ 500.000 - 1.500.000 đồng mỗi container tuỳ loại.
Tàu nước ngoài tăng phí, doanh nghiệp xuất khẩu khó chồng khó. Ảnh minh họa - Ảnh: splash247.
Hiện nay, Nghị định số 146 mới chỉ quy định việc các hãng tàu nước ngoài phải niêm yết giá, phụ thu ngoài. Do đó, để tránh trường hợp các hãng tàu tuỳ tiện tăng giá và lạm thu, Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung Phụ thu của hãng tàu đối với container vào đối tượng kê khai giá trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá năm 2023.
Bà Nguyễn Thị Thương - Cục Hàng hải Việt Nam thông tin: "Thực tế, hiện nay hãng tàu mới chỉ phải niêm yết, chưa thực tế kê khai, do vậy chưa kiểm soát được mức tăng của hãng tàu. Theo quy định kê khai, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có phản hồi yêu cầu hãng tàu giải trình rõ những loại chi phí đó để đưa ra được mức giá phù hợp".
Bên cạnh yêu cầu kê khai giá, Cục Hàng hải Việt Nam cũng sẽ bổ sung công tác quản lý tuyến vận tải của hãng tàu nước ngoài. Cụ thể, sửa Nghị định 58 về quản lý hoạt động hàng hải để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tuyến vận tải.
Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải tăng cường kiểm tra các hãng tàu trong việc niêm yết giá dịch vụ tại cảng biển. Trước khi Luật Giá được Quốc hội thông qua năm 2023 có hiệu lực thi hành và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật giá có hiệu lực thì các công tác quản lý giá dịch vụ tại cảng có thể được tăng cường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo