Tổng Giám đốc BUSADCO: HNNG 31 đã dành nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hiện diện và nêu rõ nguyện vọng
Giá trị vốn hóa của Apple đạt gần 3.000 tỷ USD / Sao Thái Dương vinh dự nhận Bằng khen của Hội Đông y Việt Nam
Một trong những vấn đề đối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ là khó huy động vốn cho các nghiên cứu khoa học. |
Ông nhận định thế nào về những đổi mới cả về nội dung và hình thức của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 (HNNG 31)?
Đây là lần đầu tiên cá nhân tôi được tham dự trực tiếp một Hội nghị Ngoại giao, cũng là lần đầu tiên Hiệp hội doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam tham gia và đóng góp tiếng nói tại Hội nghị. Tôi được biết, HNNG năm nay đã tổ chức nhiều sự kiện hơn có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Tôi đánh giá đây là sự thay đổi rất lớn về hình thức.
Về nội dung, HNNG 31 đã dành nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hiện diện, nói lên nhu cầu và được giao lưu trực tiếp với các Đại sứ, cũng như Trưởng các CQĐD ngoại giao tại nước ngoài. HNNG 31 cũng đã nêu rõ, "Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của đất nước, Ngoại giao lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", cùng doanh nghiệp thảo luận, tìm kiếm những cách thức, kế hoạch hợp tác rất cụ thể, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Tôi thấy đây là những thay đổi về chất và rất thiết thực.
Ông có thể chia sẻ về kế hoạch hợp tác quốc tế trong phát triển sản xuất, kinh doanh của Công ty BUSADCO trong thời gian tới?
Công ty BUSADCO của tôi là doanh nghiệp 100% vốn tư nhân, được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận là doanh nghiệp Khoa học Công nghệ.
Trong lĩnh vực này tại Việt Nam, có thể nói chúng tôi là một trong những doanh nghiệp tiên phong. Hiện chúng tôi tập trung vào 5 lĩnh vực hoạt động chính như: Dịch vụ công ích trong lĩnh vực thoát nước đô thị; Dịch vụ Tư vấn Xây dựng tổng hợp và Dịch vụ môi trường, thương mại; Thi công Xây lắp các công trình Dân dụng, Công nghiệp, Hạ tầng kỹ thuật đô thị; Đầu tư phát triển Dự án đa ngành, đa lĩnh vực; Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ.
Trong bước đường phát triển của mình, hợp tác quốc tế luôn là nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng lớn như hiện nay, chúng tôi xác định tập trung kêu gọi hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức, đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần trong phát triển nghiên cứu và trong các lĩnh vực cụ thể như Hệ thống xử lý nước thải, các chất thải rắn; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; Kinh doanh bất động sản, du lịch, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; Sản xuất và phân phối nước sạch đô thị, nông thôn; Khai thác tài nguyên đất, nước, cát, đá...
Trong đó, về nghiên cứu khoa học sẽ tập trung vào các vấn đề cấp bách hiện nay như: Nghiên cứu ứng dụng các công trình khoa học, công nghệ trong hạ tầng đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; Hợp tác với các tổ chức và các nhà khoa học trong ..và ngoài nước trong lĩnh vực sáng tạo khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất và đời sống; Cung cấp hoặc chuyển giao công nghệ các sản phẩm khoa học; Hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường; Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường; Kiểm định chất lượng các công trình khoa học...
Ông Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Khoa học Công nghệ (BUSADCO) trả lời phỏng vấn TG&VN.
Trong quá trình tìm kiếm các mối hợp tác đó, BUSADCO thường gặp những khó khăn gì, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 hiện nay?
Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam. Mặc dù là tổ chức mới thành lập được 2 năm, rất non trẻ, nhưng Hiệp hội đã nhanh chóng tổ chức các hoạt động thiết thực mang lại lợi ích và gắn kết các hội viên, đồng thời đóng góp chung cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ của đất nước.
Các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội đều là những doanh nghiệp phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ, tuân thủ các chuẩn mực quốc gia, đạt nhiều chuẩn mực quốc tế, tuân thủ các quy tắc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ người có thu nhập thấp… Các doanh nghiệp hội viên đã có hàng nghìn sản phẩm có uy tín trên thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu vào các thị trường hàng đầu thế giới như EU, Mỹ, Nhật bản, Canada…
Một khó khăn khá thường xuyên đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ hiện nay là thiếu nguồn nhân lực trong các khâu sản xuất và khó huy động vốn cho các nghiên cứu khoa học, cũng như cho việc chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
Trong khi đó, thời gian qua, do tác động của dịch bệnh Covid-19, các đường hàng không phải đóng cửa và nhiều cảng biển bị chậm trễ trong việc thông quan đã dẫn đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội sang các thị trường nước ngoài bị ngưng trệ và việc tìm kiếm các thị trường mới cũng gặp khó khăn, đặc biệt trong khâu khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác và chia sẻ tư vấn.
Hy vọng sắp tới các đường bay quốc tế được khai thông trở lại, cuộc sống trở lại bình thường mới, thì việc đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ được trở lại bình thường.
Tuy nhiên, việc bình thường mới cũng được hiểu là không ổn định vững chắc, có thể lại phải trở về trạng thái đóng băng các hoạt động như cũ vào bất cứ lúc nào khi dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại và không kiểm soát được ở nơi này nơi kia, nên các doanh nghiệp đôi khi vẫn chưa thấy an tâm để hoạt động bình thường ở các thị trường nước ngoài và với các đối tác nước ngoài.
Vậy để các CQĐD ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài có thể hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp khoa học và công nghệ như BUSADCO nói riêng "trúng và hiệu quả" chúng ta nên triển khai như thế nào?
Thay mặt các doanh nghiệp khoa học công nghệ nói chung và BUSADCO nói riêng, tôi xin được “đặt hàng” Bộ Ngoại giao và các Đại sứ: Giúp cung cấp thông tin về các thị trường và các đối tác có nhu cầu về công nghệ môi trường, công nghệ nước sạch, công nghệ dược phẩm, thiết bị kỹ thuật nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị…; Giúp thiết lập mạng lưới hợp tác với các tổ chức và các nhà khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực sáng tạo khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất và đời sống; Giúp tìm kiếm các đối tác chuyển giao công nghệ các sản phẩm khoa học, cũng như hợp tác đào tạo chuyên gia công nghệ, chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu; Giúp tìm kiếm các nguồn vốn cũng như các đối tác có thể liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần.
Về lâu dài, chúng tôi xin có hai kiến nghị. Thứ nhất, các Đại sứ quán và Tổng lãnh sự cung cấp cho chúng tôi thông tin về các cán bộ của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự có trách nhiệm đầu mối thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với nước sở tại. Phía Hiệp hội doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ chúng tôi hiện đã thành lập Ban Hội nhập quốc tế sẽ là đầu mối của Hiệp hội để liên hệ về các công việc cụ thể, có liên quan.
Thứ hai, Bộ Ngoại giao có thể tổ chức thường xuyên hơn các buổi trao đổi, gặp gỡ với các doanh nghiệp để chúng tôi có nhiều cơ hội hơn để chia sẻ và nêu nguyện vọng, cũng như tìm hướng hỗ trợ nhau hiệu quả nhất. Qua các cuộc gặp gỡ rất hiệu quả tại HNNG năm nay, tôi thấy rằng, nếu chỉ diễn ra 2 năm/1 lần thì có thể đã mất nhiều cơ hội tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo