Doanh nghiệp - Doanh nhân

Trăn trở nỗi lo mai một nghề thêu tay truyền thống Quất Động

DNVN – Nghề thêu tay truyền thống đã tồn tại ở nước ta hàng thế kỷ nay và tạo nên một sắc thái riêng của Việt Nam so với thế giới. Trước những biến động của xã hội, nghề thêu nay càng thiếu bóng những nghệ nhân còn làm nghề, sản phẩm vẫn còn nhưng giá trị không được như trước.

"Những bước chân vì cộng đồng" chặng 2 gây quỹ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số / Giận mẹ, thanh niên 19 tuổi nhờ bạn chở lên cầu nhảy tự tử

Những công đoạn để tạo nên một bức tranh thêu tay

Tranh thêu tay ở nước ta vẫn được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao, yêu thích bởi chứa đựng những nét văn hóa, sự khéo léo của những người làm nghề thông qua những đường kim mũi chỉ. Thực tế cho thấy, một bức tranh thêu nhìn có vẻ đơn giản và ít chi tiết được bán với hàng trăm, thậm chí hàng triệu đồng nhưng nếu ai tận mắt chứng kiến bàn tay lao động của thợ thêu, những gì họ đã bỏ ra trong từng đường kim mũi chỉ thì sẽ thấy số tiền kiếm được chưa xứng với công sức bỏ ra.

Hoàn thiện một bức tranh thêu tay cần rất nhiều công đoạn.

Để hoàn thiện một bức tranh thêu tay cần rất nhiều công đoạn.

Mẫu tranh thêu tay có thể là mẫu được thiết kế riêng tại xưởng, cũng có thể theo mẫu bất kỳ mà khách hàng yêu cầu hoặc là mẫu tìm kiếm được qua Internet, hay mẫu tranh thêu tay do chính bản thân sáng tạo ra. Sau khi chọn xong mẫu tranh thêu tay, bạn hãy ước chừng kích thước hình thêu rồi in ra giấy can trong hoặc giấy nến.

Sau khi bản vẽ trên giấy đã hoàn thành, công đoạn tiếp theo là chuyển mẫu tranh thêu tay từ giấy lên vải thêu. Việc chuyển mẫu tranh từ giấy lên vải thêu được thực hiện hoàn toàn thủ công và vì vậy công đoạn này đòi hỏi người thực hiện phải có sự khéo léo, tài năng hội họa, kỹ năng chuyên môn tốt cũng như kinh nghiệm lâu năm.

Để có một bức tranh thêu tay đẹp cần đảm bảo công đoạn lựa chọn chỉ thêu phải hết sức chính xác, khéo léo và tinh tế, có vậy tác phẩm tranh thêu tay khi hoàn thành mới thực sự hài hòa, uyển chuyển, sống động và chân thật. Một bức tranh thêu tay đẹp đòi hỏi dùng tới rất nhiều loại chỉ thêu với màu sắc, kích cỡ, chất liệu khác nhau. Từ chỉ màu đậm đến màu nhạt, sợi chỉ lớn đến sợi chỉ nhỏ, từ chỉ thô đến chỉ bóng. Công đoạn này đòi hỏi những nghệ nhân thêu tranh tay phải rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm không ngừng.

Chọn chỉ là một công đoạn không kém phần quan trọng để tạo nên một bức tranh thêu đẹp.

Chọn chỉ là một công đoạn không kém phần quan trọng để tạo nên một bức tranh thêu đẹp.

Vải thêu sau khi vẽ mẫu sẽ được căng lên khung, sửa lại các nét không rõ và bắt đầu thêu tranh tay. Người nghệ nhân dùng đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của mình cùng với các kỹ thuật thêu tranh tay thêu từng đường kim mũi chỉ từng bước hoàn thiện bức tranh thêu tay. Có nhiều kỹ thuật thêu tranh tay từ đơn giản đến phức tạp, song 7 kỹ thuật sau được coi là cơ bản nhất đó là kỹ thuật thêu nối đầu, thêu giăng chặn, thêu lướt vặt, thêu bó hạt, thêu trùm, thêu đột, thêu khoán vảy. Thời gian hoàn thiện một bức tranh thêu tay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên là tay nghề của nghệ nhân thêu tranh tay, ngoài ra còn phụ thuộc vào kích thước của tranh, độ phức tạp của mẫu tranh và kỹ thuật thêu tay tay, mật độ dày thưa của chỉ thêu.Sau khi đã thực hiện xong 4 bước trên, công đoạn cuối cùng bạn phải thực hiện khi thêu tranh tay đó là kiểm tra và hoàn thiện. Ở bước cuối cùng này, tranh thêu tay sẽ được kiểm tra cẩn thận, cắt bỏ chỉ thừa, tìm và sửa chữa lỗi sau đó được tháo ra khỏi khung thêu, rồi được vệ sinh sạch sẽ sau đó tiến hành đóng khung tranh hoàn thiện.

Tiếp tục thêu đến khi không thể cầm kim nữa

Trong căn phòng nhỏ chừng 15m2, xung quanh là tranh thêu và giấy khen của các cuộc thi, nghệ nhân Thái Bá Duy bồi hồi kể lại: “Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề thêu lâu đời, tôi được bố dạy từ khi còn nhỏ, lớp 7 tôi đã thêu được tranh xuất khẩu, tính đến nay cũng đã hơn 60 năm gắn bó với nghề. Tôi tham gia rất nhiều cuộc thi lớn nhỏ và đạt được nhiều giải thưởng. Tôi sẽ tiếp tục thêu đến khi không thể cầm kim nữa. Hiện nay tôi chỉ thêu tranh cao cấp. Bí quyết không chỉ ở đôi bàn tay tài hoa của người thợ, sợi chỉ phải mảnh mà điều quan trọng nhất là người thợ phải dồn hết tâm trí thì sản phẩm mới đẹp được. Có những bức thêu tôi làm trong 10 ngày, 1 tháng, thậm chí 3-4 tháng, hàng năm trời mới hoàn thiện được”.

Nghệ nhân Thái Bá Duy đang ngồi tỉ mỉ thêu khẩu trang chống Covid.

Nghệ nhân Thái Bá Duy đang ngồi tỉ mỉ thêu khẩu trang chống Covid.

Ông Duy chia sẻ thêm: “Trong mùa dịch Covid-19 này, khách quốc tế không thể sang Việt Nam, tôi chuyển sang thêu khẩu trang chống Covid, mỗi cái có giá từ 60-70.000 đồng”.

Trăn trở nỗi lo nghề thêu tay truyền thống đang dần phai nhạt

Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người làng Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tuy nhiên nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một, hoặc vẫn còn nhưng bị suy thoái, mất dần đi những nét truyền thống, mất đi cái hồn vốn có từ ngàn xưa do chạy đua trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Ngay cả làng thêu Nguyên Bì vốn rất nổi tiếng trong quá khứ, giờ chỉ còn một vài người.

Với mong muốn giữ nghề thêu tay truyền thống, nghệ nhân Thái Bá Duy sẵn sàng hướng dẫn cho những ai muốn học thêu. Ông kể vào mùa hè những năm trước, nhà ông luôn đông người đến mong học được những cách thêu đẹp. “Trong gia đình tôi, từ cháu gái còn học cấp 1 đến người lớn, ai cũng có thể thêu được. Tôi thấy phấn khởi vì mình đã truyền được nghề cho mọi người. Tôi không biết sau này con cháu còn nối tiếp nghề thêu tay này hay không, nhưng ít ra chúng biết được nghề truyền thống của gia đình là tôi vui rồi”.

Ảnh chụp ông Duy đứng cạnh những bức tranh thêu chân dung của mình.

Ảnh chụp ông Duy đứng cạnh những bức tranh thêu chân dung của mình.

Tuy nhiên, tương lai làng nghề vẫn là trăn trở lớn nhất của ông Duy. “Cả làng chỉ còn 3 hộ theo nghề thêu tay này. Thanh niên giờ cũng đi làm ở các công ty vì làm thêu này đòi hỏi nhiều yếu tố mà giá tiền mỗi bức lại thấp”.

Một góc nhỏ trong phòng để tranh thêu của ông Duy.

Một góc nhỏ trong phòng để tranh thêu của ông Duy.

Bà Nguyễn Thị Bi, một người thợ đã hơn 70 tuổi thở dài chia sẻ: “Tôi tuổi cũng đã cao, mắt và tay cũng dần không xỏ được kim nữa rồi, thi thoảng tôi vẫn mang tranh ra thêu cho đỡ nhớ cái nghề này. Tôi rất lo một ngày nào đó, nếu lớp trẻ không làm nghề này nữa là làng mất nghề. Nghề này mất đi thì tiếc lắm”.

Để nghề không mai một, một số người dân trong làng phải lên Hà Nội làm cho các Công ty may mặc hoặc bán tranh thêu cho bên xuất khẩu. Dù vậy, trong thâm tâm, người dân Quất Động vẫn muốn giữ lại nghề cổ truyền. Có điều họ còn những băn khoăn: nghề thêu có bảo đảm cuộc sống ấm no cho họ khi chưa có vốn đầu tư và tìm được đầu ra cho sản phẩm của làng nghề.

Lê Hằng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm