Doanh nghiệp - Doanh nhân

Xu hướng du lịch Việt Nam trong hè 2021 thay đổi như thế nào?

DNVN - Tuy du lịch nội địa chỉ chiếm khoảng 25% - 30% tổng doanh thu của ngành du lịch, nhưng với điều kiện hiện nay, tập trung vào du lịch nội địa là con đường duy nhất để du lịch Việt Nam có thể cầm cự qua năm 2021.

Về Hà Tĩnh mà coi Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ nét văn hóa và cốt cách đất Việt / Dịp lễ 30/4 – 1/5: Dự kiến gần 130.000 du khách đến Đà Nẵng, khách sạn kín chỗ

Tuy du lịch nội địa chỉ chiếm khoảng 25% - 30% tổng doanh thu của ngành du lịch, nhưng với điều kiện hiện nay, tập trung vào du lịch nội địa là con đường duy nhất để du lịch Việt Nam có thể cầm cự qua năm 2021. Trong một khảo sát mới đây do Outbox thực hiện về tâm lý và hành vi của khách du lịch Việt Nam thì ngành du lịch có thể kỳ vọng một mùa hè sôi động.

Khách du lịch Việt Nam vẫn là nguồn sống duy nhất của ngành du lịch trong năm 2021

Khách du lịch Việt Nam vẫn là nguồn sống duy nhất của ngành du lịch trong năm 2021.

Theo một khảo sát thực hiện gần đây đối với nhu cầu đi du lịch mùa hè năm 2021, thì có tới 50% số người được hỏi muốn đi du lịch vào mùa hè trong tháng 5 và tháng 6. 30% số người được khảo sát cho biết họ sẽ tìm hiểu về chuyến đi 3 – 4 tuần trước khi khởi hành và 22% sẽ sử dụng các mạng xã hội để tìm hiểu thông tin.

Đối với các dịch vụ cho chuyến đi, 42% lựa chọn sẽ đặt dịch vụ khách sạn trước các dịch vụ khác. Dịch vụ được du khách mong chờ nhất trong chuyến đi đó chính là điểm thăm quan và ăn uống, chiếm tới 40% sự quan tâm của khách hàng. Trong khi đó, 30% khách hàng quan tâm nhất tới vấn đề giá cả và 30% khác quan tâm tới chất lượng dịch vụ và yếu tố an toàn trong chuyến đi.

Đối với tệp khách hàng theo độ tuổi được chia làm 3 độ tuổi: khách hàng trẻ (từ 18 – 24 tuổi), khách hàng trung (25 – 40 tuổi), và khách hàng lớn tuổi (41 – 56 tuổi), thì khách hàng trẻ và lớn tuổi quan tâm nhất tới giá cả. Trong khi đó khách hàng ở tầm trung lại quan tâm tới danh tiếng của đại lý du lịch, những phản hồi đánh giá của bạn bè, người quen đối với chất lượng dịch vụ du lịch. Điều này cũng dễ hiểu bởi khách hàng trẻ còn đang đi học, hoặc mới đi làm, hay những khách hàng lớn tuổi đã có thói quen chi tiêu tiết kiệm và ít chi tiêu cho vui chơi giải trí sẽ quan tâm tới yếu tố giá cả trên hết. Trong khi đó khách hàng tầm trung lại có nhiều trải nghiệm du lịch hơn, có thói quen du lịch nhiều hơn và có khả năng chi trả sẽ quan tâm nhiều tới trải nghiệm thực tế và chất lượng dịch vụ hơn cả.

Trong khi giới trẻ thường có xu hướng đặt dịch vụ phút chót, rất gần với ngày khởi hành thì khách hàng trung và lớn tuổi hơn có xu hướng đặt trước lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Tỉ lệ người trẻ đặt tour phút chót lên tới 56% trong khi người tầm trung đặt trước 1 – 2 tháng là 49% và người lớn tuổi là 47%.

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn khách san của khách hàng đó là địa điểm chiếm tới 20% và dịch vụ của khách sạn chiếm tới 20%.

Việc nắm bắt được tâm lý và hành vi của khách du lịch nội địa sẽ giúp cho các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, điểm du lịch đưa ra được những chương trình phù hợp với khách hàng. Đồng thơi, trong tình trạng nguy cơ bùng dịch Covid-19, cả người kinh doanh du lịch và khách du lịch đều cầu chú ý đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng trong quá trình du lịch.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo