Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: chủ yếu là dịch vụ

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, bán lẻ và dịch vụ, hầu như không có dự án sản xuất.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt khoảng 115 triệu đô la Mỹ.

Trong đó, có 13 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (dự án mới) với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam là 89,89 triệu đô la Mỹ, và có 3 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam tăng thêm là 25,06 triệu đô la.

Mạng di động do Viettel đầu tư tại Tanzania, châu Phi. Ảnh minh họa: T.L.

Cũng theo thống kê của cơ quan xúc tiến đầu tư, trong 2 tháng qua, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài chủ yếu là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Lĩnh vực này dẫn đầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài của cùng thời gian trên, với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 105 triệu đô la, chiếm tới 91,3% tổng vốn đầu tư.

Các dự án còn lại chủ yếu thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với 7 dự án, tổng vốn đầu tư bên Việt Nam là 7,25 triệu đô la, chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư.

Số còn lại là một số dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ lưu trú ăn uống, dịch vụ lưu trú và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin truyền thông.

Theo cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài, các nước nhận đầu tư của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay là Lào, Canada, Nhật Bản, Đức, Campuchia, New Zealand, Thái Lan, Trung Quốc, Belize, và Myanmar.

Nên đọc
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo