Hỗ trợ doanh nghiệp

"Bêu tên" nhiều doanh nghiệp không phối hợp giảm giá thịt lợn

Bộ NN-PTNT đã chỉ tên nhiều doanh nghiệp không phối hợp giảm giá thịt lợn. Ảnh minh họa.

Trúng đậm mùa vải thiều, Bắc Giang thu gần 7.000 tỷ đồng / An Giang: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém năng suất

Trong báo cáo của Cục Chăn nuôi tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 17/8, báo cáo đã chỉ rõ tên nhiều doanh nghiệp chưa phối hợp giảm giá thịt lợn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhiều lần tổ chức họp, tổ chức đoàn công tác trực tiếp đến làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để chỉ đạo sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, ổn định nguồn cung và giảm giá bán lợn thịt.

Kết quả các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như: Công ty Cê Pê Việt Nam, Dabaco, Mavin, Masan, GreenFeed… đã phối hợp, đồng hành với Chính phủ và xuất bán lợn thịt tại trại với giá từ 74.000 - 76.000 đồng/kg lợn hơi.

Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp chưa phối hợp thực hiện việc giảm giá bán lợn thịt, chưa hoàn toàn đồng hành cùng với Chính phủ, đồng thời có những thời điểm không xuất bán, nuôi để tăng khối lượng nên ảnh hưởng đến nguồn cung như: Công ty CJ, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Japfa… góp phần làm cho giá bị đẩy lên cao.

Bêu tên nhiều doanh nghiệp không phối hợp giảm giá thịt lợn - Ảnh 1.

Bộ NN-PTNT cho nhập khẩu lợn sống Thái Lan về Việt Nam giết mổ nhằm tăng nguồn cung và giúp mặt hàng này "hạ nhiệt". Ảnh minh họa.

Việc nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi, giết mổ làm thực phẩm kể từ ngày 12/6 khiến giá thịt lợn hơi có xu hướng giảm và hiện đang giao động quanh mức 88.000 - 90.000 đồng/kg tại miền Bắc, 84.000 - 89.000 đồng/kg tại miền Trung và 84.000 - 88.000 đồng/kg tại miền Nam.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước nhập khẩu 11.411 con lợn giống các loại (tăng 32,6 lần so cùng kỳ 2019), trị giá gần 8,1 triệu USD (tăng 15,3 lần).

Lợn giống nhập khẩu từ 4 nước: Thái Lan (chiếm 50,6%), Canada (33,2%), Hoa Kỳ (15,8%) và Đài Loan (0,4%). Lợn nhập chủ yếu qua các cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm phải tập trung mọi nguồn lực từ con giống, nguồn vốn, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để tái đàn. Bằng mọi giá, đến quý IV phải đủ sản lượng thịt lợn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm