Hỗ trợ doanh nghiệp

'Bơm vốn' có đủ sức cứu doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ có khả năng sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng từ dịch Covid-19 sau 3 tháng không có doanh thu. Việc "bơm vốn" là điều cần kíp, có thể không thể cứu được tất cả những DN này nhưng cũng đáng nỗ lực giúp cứu càng nhiều DN càng tốt.

‘Mách nước’ giúp doanh nghiệp Việt hồi phục / Doanh nghiệp nhà nước có chỉ số nợ 3,4 lần vốn tự có, gấp đôi FDI

Theo phản ánh mới đây từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), hiện một số ngân hàng đã hạ lãi suất vay cho DN (như Vietcombank), nhưng một số ngân hàng vẫn chưa thực hiện vì còn đang chờ chỉ đạo chính từ Hội sở của Ngân hàng (như BIDV, VietinBank).

Giải pháp hữu hiệu ngay lập tức”

Ngoài ra, Vasep cho rằng trong chính sách “cho phép DN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19” thì chỉ đang áp dụng đối với khoản vay bằng VND mà không áp dụng cho các khoản vay bằng USD. Trong khi đối với các DN xuất khẩu thì nhu cầu vay vốn bằng USD rất nhiều, nhưng chưa có chính sách hỗ trợ.

Hơn nữa, với một số DN khi trước đó đã gặp khó khăn về vốn và chậm khả năng thanh toán các khoản vay với ngân hàng nên đã bị cho vào nhóm nợ 2 (nợ bị quá hạn thanh toán trước 30 ngày).Khi đó, DN sẽ không được áp dụng các chính sách về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Ngoài các DN trong lĩnh vực thuỷ sản, nhiều DN ở các nhóm ngành khác bày tỏ mong muốn cần có thêm những gói tín dụng có vai trò bảo lãnh trung gian của Chính phủ để hỗ trợ DN gặp khó, cần vốn.

Đến nay, tổng gói tín dụng mà ngành ngân hàng dành cho nhóm DN vừa và nhỏ, DN lớn, tập đoàn và khách hàng cá nhân đã được nâng quy mô lên 600.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều DN than phiền khó tiếp cận nguồn vốn này vì không còn tài sản để thế chấp, DN đang đóng cửa…

Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh doanh quốc tế trước chính sách tài khoá và tiền tệ của Việt Nam được đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế như hiện nay, Ts. John Walsh (Đại học RMIT Việt Nam) cho rằng bất cứ khi nào một nền kinh tế gặp khó khăn thì việc "bơm tiền" nhanh chóng luôn là “giải pháp hữu hiệu ngay lập tức” - nhưng dòng tiền đó phải thực sự đi vào nền kinh tế và đóng góp vào tốc độ lưu chuyển tiền tệ.

Theo Ts. John Walsh, đại bộ phận DN Việt Nam có quy mô nhỏ và rất nhỏ nên đang bị ảnh hưởng khá nặng. Lực lượng lao động rất lớn, đa phần là những người dễ bị tổn thương do thu nhập khiêm tốn, lại đang làm việc cho loại hình DN nêu trên. Vì vậy, cần lưu ý hỗ trợ các DN này.

Như chia sẻ của vị chuyên gia RMIT, về mặt lãi suất, thật không may là trong hơn 1 thập kỷ qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng như khủng hoảng "thắt lưng buộc bụng" sau đó, các chính sách như giảm lãi suất trở nên kém hiệu quả hơn trước đây.

Các DN vừa và nhỏ đang cần nguồn vốn để hồi phục sản xuất hậu Covid-19

Các DN vừa và nhỏ đang cần nguồn vốn để hồi phục sản xuất hậu Covid-19

Cứu càng nhiều doanh nghiệp càng tốt!

“Vì vậy, các nhà hoạch định cần tính toán kỹ càng. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ luôn có độ trễ hơn so với chính sách tài khóa. Song, với bối cảnh Việt Nam hiện nay, có lẽ phải cần cả hai chính sách để hỗ trợ người dân và DN nhỏ”, Ts.John Walsh nói.

Vấn đề được đặt ra là trong khủng hoảng, chính sách tài khóa thường được ưu tiên trước và giai đoạn sau đó chính sách tiền tệ mới phát huy tác dụng. Vậy, lúc này đây, trước khủng hoảng Covid-19 thì liệu việc "bơm tiền" và hạ lãi suất có tác dụng hay không, khi nhiều DN ở Việt Nam đang thu hẹp sản xuất kinh doanh vì dịch bệnh?

Liên hệ đến trường hợp của Mỹ chi số tiền hàng tỷ đô la để hỗ trợ nền kinh tế, nhiều chuyên gia cảm thấy rằng điều này vẫn sẽ không đủ - và có lẽ sẽ không bao giờ đủ dù có chi bao nhiêu đi nữa. Điều tương tự cũng đang diễn ra với các nước Tây Âu và Nhật Bản.

 

“Vì vậy, sẽ sai lầm khi tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam có thể giải quyết những vấn đề này chỉ bằng cách "bơm tiền" vào nền kinh tế. Điều này chắc chắn là cần thiết nhưng có lẽ sẽ không đủ để phục hồi”, Ts. John Walsh nhấn mạnh.

Trên thực tế, các công ty ở Việt Nam chắc chắn đang giảm các hoạt động ở thời điểm hiện nay. Và hầu hết các công ty đó là các DN vừa và nhỏ, đối tượng này trên toàn thế giới có xu hướng có vấn đề về lưu chuyển tiền tệ.

Hầu hết các DN vừa và nhỏ có khả năng sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng sau 3 tháng không có thu nhập vì dịch Covid-19. Có thể chính sách "bơm tiền" không thể cứu được tất cả những DN này nhưng cũng đáng nỗ lực giúp cứu càng nhiều DN càng tốt.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia chỉ rõ nếu tại thời điểm này vẫn phải áp dụng 100% các tiêu chuẩn hoạt động tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng, thì rất khó cho cả tổ chức tín dụng và DN.

Hơn nữa, cần xem xét giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản dư nợ tín dụng hiện nay và cả các khoản vay mới, có thể giảm lãi suất từ 30 - 50% tùy theo đối tượng, trong thời hạn tối thiểu 12 tháng (tối thiểu trong năm 2020).

 

Nhất là cần tạo điều kiện tối đa cho các DN được tiếp cận nguồn vốn tín dụng (vay mới) và xem xét giảm 50% giá trị tài sản thế chấp để thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, đối với DN được tổ chức tín dụng thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn, có phương án sử dụng vốn khả thi, có khả năng tài chính để trả nợ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm