Hỗ trợ doanh nghiệp

10 tháng có hơn 78.000 doanh nghiệp giải thể

Số DN tạm ngừng hoạt động trong 10 tháng năm 2018 là 78.404, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 24.467 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,7% và 53.937 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 62,6%.

Vietjet chi hơn 10 tỷ USD mua thêm 50 máy bay và dịch vụ bảo dưỡng / Samsung xin xây dựng nhà máy sản xuất smartphone thứ ba tại Việt Nam

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/11, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thông báo về tình hình kinh tế, xã hội 10 tháng năm 2018.
Theo ông Mai Tiến Dũng, tình hình kinh tế, xã hội tháng 10 và 10 tháng qua tiếp tục xu hướng tích cực.
Số DN giải thể trong 10 tháng năm 2018 tăng cao so với cùng kỳ năm 2017.

Số DN giải thể trong 10 tháng năm 2018 tăng cao so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng lưu ý, tính chung cả 10 tháng năm 2018, cả nước có gần 110.000 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.116 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số DN và tăng 9,2% về số vốn.
Trong 10 tháng năm 2018 cả nước có 38,1 nghìn DN thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 34,8% tổng số DN thành lập mới), tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; 14,1 nghìn DN xây dựng (chiếm 12,9%), tăng 6%; 13,5 nghìn doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,3%), tăng 0,6%;...
Số DN tạm ngừng hoạt động trong 10 tháng năm 2018 là 78.404 DN, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 24.467 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,7% và 53.937 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 62,6%.
Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đều phát triển khá, khẳng định cơ cấu lại ngành nông nghiệp đang phát huy hiệu quả tích cực.
Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng, IIP 10 tháng năm 2018 tăng 10,4% cao hơn so với cùng kỳ năm trước (9,6%). Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2018 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/10/2018 ước tính đạt 1.009 nghìn tỷ đồng, bằng 76,5% dự toán năm, trong đó thu nội địa 798,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,6%; thu từ dầu thô 48,5 nghìn tỷ đồng, bằng 135,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 158 nghìn tỷ đồng, bằng 88,3%.
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/10/2018 ước tính đạt 1.051,2 nghìn tỷ đồng, bằng 69% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 728,9 nghìn tỷ đồng, bằng 77,5%; chi đầu tư phát triển 220,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,1%; chi trả nợ lãi 84,5 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,4%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,31%, cao hơn cùng kỳ (8,79%). Thu hút khách quốc tế đạt trên 12,8 triệu lượt, tăng 22,4%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. CPI tháng 10/2018 tăng 0,33% so với tháng 9. CPI bình quân 10 tháng năm 2018 tăng 3,6%; CPI tháng 10/2018 tăng 3,54% so với tháng 12/2017 và tăng 3,89% so với cùng kỳ 2017.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng 14,2%. Trong 10 tháng cả nước cũng xuất siêu 6,4 tỷ USD.
Theo Báo Hải quan
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm