Hỗ trợ doanh nghiệp

Bài 1: Trở lại Vĩ tuyến 17 ngày và đêm năm xưa: Mốc son của sự chuyển mình

DNVN - Nhân kỷ niệm 46 năm ngày Thống nhất non sông (30/4/1975-30/4/2021) và khai trương mùa du lịch biển đảo năm 2021. Tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức chuỗi lễ hội Thống nhất non sông diễn ra tại Khu di tích quốc gia... Nhân ý nghĩa trọng đại này, chúng tôi xin được giới thiệu phóng sự và ghi chép dài kỳ - như những mốc son về quá khứ và hiện tại.

Hà Tĩnh điểm đến du lịch văn hóa, trải nghiệm nông thôn mới hấp dẫn / Chủ tịch Thừa Thiên Huế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông và công trình trọng điểm


Thành cổ Quảng Trị, Vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Đường 9… Mỗi khi nhắc lại những địa danh trên, chúng ta không thể quên được bởi đó là vùng đất mưa bom, bão đạn của cuộc chiến tranh tàn khốc. Mùa hè năm 1972, tại nơi đây khoảng 328.000 tấn bom đạn của giặc Mỹ đã dội xuống mảnh đất này. Ngày cũng như đêm, trời và đất Quảng Trị đỏ rực một màu của máu và lửa, không một nhành cây, một cành hoa hay một ngọn cỏ nào có thể sống sót. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị như một bản lề quan trọng, góp phần mở ra con đường đi tới chiến thắng sau này.

Hơn 30 năm sau, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã đoàn kết một lòng, vượt qua bao gian nan và thử thách biến vùng đất lửa thành những cánh đồng nông nghiệp hữu cơ trù phú. Điều gì đã làm nên một Quảng Trị giàu truyền thống lịch sử, cách mạng của ngày hôm nay?

Ngược dòng lịch sử

Quảng Trị được mệnh danh là vùng đất “trấn biên” là “phên dậu”, là cửa ngõ vào Nam ra Bắc, là tiêu điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến, ký ức còn đó.

Ngày 1/5/1972, là ngày lịch sử đáng nhớ của con dân xứ Quảng, 81 đêm ngày dưới làn mưa bom, bão đạn, nơi định mệnh sự sống còn của cả hai phía ta và địch, sự hy sinh quên mình cao cả vì cuộc chiến đối với hàng ngàn cán bộ chiến sỹ quân giải phóng.

Những cánh đồng hữu cơ vàng óng trên mảnh đất Quảng Trị

Những cánh đồng hữu cơ vàng óng trên mảnh đất Quảng Trị

Trong khói lửa đạn bom ấy, cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 9, thuộc sư đoàn 304 băng mình giữa làn bom đạn của kẻ thù, đứng lên để cắm lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc trên nóc toà nhà hành chính Quảng Trị vào ngày 01/5/1972, và chính thức tuyên bố với bạn bè Quốc tế ngày Quảng Trị hoàn toàn giải phóng.

Sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất lại thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đến năm 1989, Bộ Chính trị ra quyết định số 86-QĐ/TW về chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ.

Thời bấy giờ Quảng Trị được tái lập chỉ có 4 đơn vị hành chính cấp huyện đó là, thị xã Đông Hà (nay là thành phố Đông Hà), huyện Bến Hải thành 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và huyện Triệu Hải nay được phân chia thành thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong và huyện Hải Lăng, đến cả huyện Hướng Hóa được cũng được phân chia ra thành 2 đơn vị đó là huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông.

Dấu mốc của sự vươn mình

Nguyên “Tư lệnh” ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Văn Hưng, nay anh là, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tâm sự: "Sau khi sắp xếp lại địa giới hành chính, toàn tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 459.200ha, tổng dân số 623.215 người. Và cũng từ đó, Đảng bộ và nhân dân luôn đồng lòng đoàn kết bên nhau mang vác hành trang bước vào giai đoạn phát triển mới, với khẩu hiệu “địch phá một-ta làm mười”".

 

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh thời bấy giờ, nhiệm vụ trọng tâm là phải đưa ra được những quyết sách, những chính sách sát sườn, phù hợp nhất để phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị vui mừng khi gạo hữu cơ "ăn nên làm ra", tạo thương hiệu riêng cho ngành niông nghiệp Quảng Trị

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị vui mừng khi gạo hữu cơ ngày càng "ăn nên làm ra", tạo thương hiệu riêng cho ngành nông nghiệp Quảng Trị.

Phải ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp, xem phát triển nông nghiệp là mũi nhọn kinh tế hàng đầu, để tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân có tư liệu sản xuất, bắt tay xây dựng lại cơ đồ trên từng thửa ruộng, trên từng luống cày. Rà phá bom mìm, san lấp hố bom, xây đắp hồ đập chứa nước, kênh mương thủy lợi nội đồng, dồn điền đổi thửa, quy hoạch phân vùng canh tác thích hợp cho các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng.

Đồng thời phân rõ các vùng tiểu khí hậu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, định hướng một nền nông nghiệp sạch, trên tổng thể nông nghiệp công nghệ cao, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

 

Người dân bày tỏ vui mừng với lãnh đạo tỉnh cùng ông Trần Ngọc Nam (giám đốc công ty Đại Nam) vì sản xuất tới đâu tiêu thụ đến đó,

Người dân bày tỏ vui mừng với lãnh đạo tỉnh cùng ông Trần Ngọc Nam (giám đốc công ty phân bón Ong Biển) vì sản xuất tới đâu tiêu thụ đến đó.

Cũng theo ông Hưng, sau 30 năm trăn trở đến nay Quảng Trị chúng tôi tự hào là tỉnh giàu về tiềm năng khai thác đánh bắt thủy hải sản biển và nuôi trồng thủy sản hàng năm đưa lại kinh tế cao.

Nói về phong trào xây dựng nông thôn mới, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Trị vui mừng cho biết: "Đến nay, đời sống nông thôn ngày một khởi sắc, về lĩnh vực nông nghiệp chúng tôi đã tìm lại được thương hiệu gạo Quảng Trị nổi tiếng một thời xa vắng, nay đích thực đã tìm lại được khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp bằng liên doanh, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, từ đó tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giá trị tiêu thụ trong nước và xuất khẩu".

"Vì thế các nhà khoa học quốc tế đã công nhận gạo hữu cơ Quảng Trị ngon nhất và sạch nhất. Đặc biệt trong gạo hữu cơ Quảng Trị còn chứa đựng 2 hợp chất MA&MB giá trị gấp ngàn lần vàng cho sức khỏe con người", ông Võ Văn Hưng thông tin.

 


Anh Bình - Phan Tiến
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm