Hỗ trợ doanh nghiệp

Báo Nhật ngỡ ngàng vì doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam áp dụng thành công AI vào sản xuất

Những trang trại nông nghiệp kiểu mới cho thấy sáng kiến "Công nghiệp 4.0" của chính phủ Việt Nam – bao gồm việc sử dụng AI và Internet of things.

Nhựa An Phát nâng tỷ lệ sở hữu tại An Phát – Yên Bái (HII) lên trên 50% / Vốn từ Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 50% FDI vào Việt Nam trong 8 tháng

Các trang trại và ao nuôi cá tại Việt Nam đang hướng tới trí thông minh nhân tạo (AI), Internet of things và nhiều công nghệ thông tin tiên tiến khác khi quốc gia này ngày một quan tâm tới vấn đề phát triển xuất khẩu.

Minh Phú Seafood là một ví dụ. Công ty tôm lớn nhất Việt Nam đang lên kế hoạch sử dụng hệ thống dựa trên AI để giảm lực lượng lao động và cải thiện vấn đề kiểm soát chất lượng. Nếu được triển khai thành công, công việc vốn trước đây cần tới 2 người để quản lý nước, tốc độ phát triển của tôm và cho ăn ở mỗi ao thì nay sẽ chỉ cần 1 người quản lý mọi việc của 50 ao.

Chia sẻ với tờ Nikkei, công ty này muốn hầu hết tất cả các ao nuôi của họ đều được kiểm soát dưới hệ thống AI cho đến năm 2019 và cắt giảm lực lượng quản lý cho ăn tới 70% cho tới năm 2025. Những nhân viên bị cắt giảm sẽ được chuyển sang các nhà máy chế biến hoặc những hoạt động khác.

Minh Phú hiện xuất khẩu sản phẩm tới hơn 50 quốc gia và khu vực khác nhau với doanh thu trong năm 2017 đạt 12 nghìn tỉ VNĐ (tương đương 515 triệu USD).

Vinamilk thì muốn xây dựng một trang trại bò sữa 22.000 con tại Cần Thơ. Họ đã dành ra 4 nghìn tỉ đồng cho một khu vực nhà máy rộng 6.000 hecta, tiến tới trở thành nhà máy lớn nhất của công ty.

Các bộ cảm biến và chip nhớ sẽ kiểm soát các chuồng bò và thức ăn cũng như theo dõi tốc độ phát triển của bò. Trong vòng vài năm, công ty hy vọng sử dụng robot để tự động hóa việc cho ăn và lấy sữa.

 

Những trang trại kiểu mới là ví dụ của sáng kiến "Công nghiệp 4.0" của chính phủ Việt Nam – bao gồm sử dụng AI và Internet of things nhằm tạo ra đổi mới và tạo ra những lĩnh vực tăng giá trị.

Các startup công nghệ Việt Nam cũng đang tăng cường nhắm tới lĩnh vực nông nghiệp. AgriMedia có trụ sở tại Hà Nội đang thiết lập để cung cấp cho các công ty nông nghiệp và người nông dân thông tin thời tiết mỗi khu vực cũng như những cập nhập về mối đe dọa của sâu bệnh. Tính tới tháng 8 có 100 địa điểm quan sát và họ đang lên kế hoạch nâng con số này lên gấp 4 lần trong năm 2019.

AgriMedia đang hợp tác với VinaPhone và MobiFone để chuyển thông tin dưới dạng tin nhắn văn bản, không cần dùng tới điện thoại thông minh hay máy tính bàn. Startup này có 4 triệu người dùng miễn phí và 300.000 lượt thuê bao gồm cả số lượng rất nhiều các trang trại cà phê và mía đường đang tiếp tục tham gia.

Trong năm 2016, FPT cũng đã hợp tác với Fujitsu Nhật Bản để vận hành "các nhà máy nông nghiệp thông minh" tại Hà Nội. Trong khi đó Vingroup lại đang tuyển dụng nhân viên IT để quản lý thương hiệu VinEco chuyên về rau củ hữu cơ của họ.

Nhìn chung Việt Nam đang đẩy mạnh làn sóng thương mại tự do: Ngoài số lượng các thỏa thuận thương mại song phương, quốc gia này còn tham gia TPP và Hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực. Hiện tại, chính phủ muốn nông nghiệp và thủy sản gia nhập cùng lĩnh vực công nghệ và may mặc để xuất khẩu nhiều hơn.

 

Các gia đình làm nông chiếm 60% dân số toàn Việt Nam nhưng hầu hết đều có thu nhập thấp. Nỗ lực lớn nhất để tăng hiệu quả, năng suất, chất lượng làm nông trước đây đều chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt, việc xuất khẩu quả vải - loại quả phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á thất bại vì chất lượng nghèo nàn.

Tuy nhiên khi điện thoại thông minh và máy tính đến được những vùng quê nghèo và cơ sở hạ tầng viễn thông cải thiện, người nông dân bắt đầu được hưởng lợi.

Theo Trí Thức Trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo