Bị hacker tấn công, doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại nhất Đông Nam Á
(DNVN)- Theo khảo sát của SecurityBox, có tới 95% các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chưa có một kịch bản ứng cứu sự cố rõ ràng. Đây chính là mối nguy hiểm dẫn tới các cuộc tấn công trên mạng ngày một tăng. Theo nghiên cứu mới nhất của Cisco, Việt Nam là quốc gia "đứng đầu bảng" trong danh sách chịu tác động từ hacker.
CPTPP: Điểm nghẽn của ngành dệt may / DN tư nhân góp 70% tăng trưởng Ngành hàng không trong vài năm
Vừa qua hệ thống thế giới di động nghi bị hacker tấn công kho dữ liệu, Webste của sân bay Tân Sơn Nhất cũng bị tin tặc tấn công...gióng lên hồi chuông báo động khi hacker có thể tấn công bất cứ lúc nào nếu không có "hàng rào" an ninh mạng của các doanh nghiệp.
Kho dữ liệu của Thế giới di động nghi bị hacker tấn công
Theo ITC News:Với hàng ngàn các cuộc tấn công trên mạng diễn ra hàng ngày, an ninh mạng đang là tâm điểm chú ý của hầu hết các doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay lại phản ứng rất chậm trước các nguy cơ an ninh, sự cố tấn công trên mạng.
Theo khảo sát của SecurityBox, có tới 95% các doanh nghiệp chưa có một kịch bản ứng cứu sự cố rõ ràng. Đây chính là mối nguy hiểm dẫn tới các cuộc tấn công trên mạng ngày một tăng.
Trong bối cảnh kỹ thuật số hiện nay, nhiều công ty đang trở thành mục tiêu tấn công của các tội phạm trên không gian mạng, chúng có thể chỉ ra một số lỗ hổng vốn có trong hệ thống của bạn mà các doanh nghiệp lớn không có. Mặc dù nguy cơ có thể là đáng kể với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng tốt nhất bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng để giúp giảm khả năng sự cố tấn công có thể xảy ra.
Theo nghiên cứu mới nhất về tình trạng tấn công mạng tại khu vực Đông Nam Á của Cisco, Việt Nam là quốc gia "đứng đầu bảng" trong danh sách chịu tác động từ hacker.
Ông Kerry Singleton - Giám đốc phụ trách giải pháp An ninh bảo mật, Cisco ASEAN. (Ảnh: BTC)
Các chuyên gia đến từ Cisco Việt Nam, trong số các doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát đã có đến 33% cho hay: Mỗi cuộc tấn công mạng đã gây ra thiệt hại trên 10 triệu USD cho họ. Con số này vượt trên mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (cao hơn 5%), cũng như toàn cầu (cao hơn 3%).
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, mức ảnh hưởng trên 10 triệu USD chỉ xảy ra với 2% các doanh nghiệp tại Singapore, 4% tại Indonesia, 5% tại Thái Lan, Philipines và 11% tại Malaysia.
Nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam bị ngưng trệ lâu khi các cuộc tấn công mạng xảy ra. Cụ thể, 14% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết: Hệ thống của họ bị ngừng hoạt động từ 1 - 5 ngày trong các cuộc tấn công. Con số này là cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong thực tế, hệ thống doanh nghiệp bị ngưng trệ càng lâu, tổn hại tài chính lên doanh nghiệp đó sẽ càng lớn.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, 50% các doanh nghiệp Việt Nam nhận được hơn 5.000 cảnh báo mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ 52% số cảnh báo đó được điều tra. Về vấn đề này, doanh nghiệp Việt Nam đang đi sau các nền kinh tế khác như Singapore về khả năng khắc phục các mối nguy đáng tin cậy, với chỉ 44% các mối nguy tin cậy được khắc phục.
Cho dù đã phân bổ thêm ngân sách, 84% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát khẳng định: Họ sử dụng một phần tư ngân sách cho việc phát hiện các đợt tấn công. Tương tự, 85% trả lời rằng, một nửa ngân sách của họ dành cho việc phản ứng lại các mối nguy. Đây là mức chi trả ngân sách cao nhất trong khu vực.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng giám đốc Cisco Việt Nam cho hay: Hiện nay, nguy cơ tấn công mạng đang ngày càng gia tăng, tác động trực tiếp tới cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng khi tham gia vào môi trường trực tuyến. Do đó, các nỗ lực xử lý, ứng phó với nguy cơ này ngày càng đóng vai trò quan trọng./.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, mức ảnh hưởng trên 10 triệu USD chỉ xảy ra với 2% các doanh nghiệp tại Singapore, 4% tại Indonesia, 5% tại Thái Lan, Philipines và 11% tại Malaysia.
Nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam bị ngưng trệ lâu khi các cuộc tấn công mạng xảy ra. Cụ thể, 14% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết: Hệ thống của họ bị ngừng hoạt động từ 1 - 5 ngày trong các cuộc tấn công. Con số này là cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong thực tế, hệ thống doanh nghiệp bị ngưng trệ càng lâu, tổn hại tài chính lên doanh nghiệp đó sẽ càng lớn.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, 50% các doanh nghiệp Việt Nam nhận được hơn 5.000 cảnh báo mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ 52% số cảnh báo đó được điều tra. Về vấn đề này, doanh nghiệp Việt Nam đang đi sau các nền kinh tế khác như Singapore về khả năng khắc phục các mối nguy đáng tin cậy, với chỉ 44% các mối nguy tin cậy được khắc phục.
Cho dù đã phân bổ thêm ngân sách, 84% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát khẳng định: Họ sử dụng một phần tư ngân sách cho việc phát hiện các đợt tấn công. Tương tự, 85% trả lời rằng, một nửa ngân sách của họ dành cho việc phản ứng lại các mối nguy. Đây là mức chi trả ngân sách cao nhất trong khu vực.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng giám đốc Cisco Việt Nam cho hay: Hiện nay, nguy cơ tấn công mạng đang ngày càng gia tăng, tác động trực tiếp tới cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng khi tham gia vào môi trường trực tuyến. Do đó, các nỗ lực xử lý, ứng phó với nguy cơ này ngày càng đóng vai trò quan trọng./.
PV tổng hợp
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo