Hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ Công Thương thúc đẩy hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNVN - Trong năm 2024, lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ pháp lý cho DNNVV của Bộ Công Thương gồm cung cấp thông tin; tiếp nhận, nghiên cứu các kiến nghị của doanh nghiệp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.

Thúc đẩy xúc tiến thương mại vùng Tây Nguyên / VASEP: Doanh nghiệp băn khoăn bởi quy định "trộn lẫn nguyên liệu" trong Nghị định 37

Ngày 26/4/2024, Bộ Công Thương có Quyết định số 1003 ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 của Bộ.
Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2024 của Bộ Công Thương được ban hành với mục đích cung cấp thông tin pháp luật; tư vấn pháp luật; tiếp nhận vướng mắc và giải đáp pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN. Thông qua đó giúp DN nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương.
Việc hỗ trợ pháp lý cho DNNVV có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, không chồng chéo, trùng lặp và thực hiện đầy đủ nguyên tắc, nội dung hỗ trợ pháp lý cho loại hình DN này đã được quy định.

Bộ Công Thương sẽ giúp các DNNVV nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực nhà nước.
Gắn kết chặt chẽ giữa công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV với các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đại diện của DN, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý.
Về hình thức, nội dung hỗ trợ pháp lý trọng tâm cho DNNVV năm 2024, gồm: cung cấp thông tin; tư vấn pháp luật; tiếp nhận vướng mắc và giải đáp pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN.
Theo Bộ Công Thương, các hoạt động, lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ pháp lý cho DNNVV năm 2024 của Bộ Công Thương như sau: cung cấp thông tin; công nhận và công bố mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành Công Thương; tiếp nhận, nghiên cứu các kiến nghị của doanh nghiệp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV tại Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV giai đoạn 2021-2025.
Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động tại kế hoạch này được bố trí trong dự toán của cơ quan, đơn vị và được thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật Hỗ trợ DNNVV...
Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm