Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét gia hạn 84 nghìn tỷ tiền thuế, thuê đất
Bộ Tài chính luôn lắng nghe, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp / Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với VINASME tổ chức hội nghị chuyên đề chuyển hộ kinh doanh thành DN
Chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý II/2024 của Bộ Tài chính, chiều ngày 18/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Tài chính đã chủ động, linh hoạt, kịp thời trong điều hành chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo đó, thu ngân sách Nhà nước đạt khá so với dự toán và tăng trưởng so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước đến ngày 15/6 đạt khoảng 946,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,6% dự toán, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Chi ngân sách Nhà nước ước đạt 719,7 nghìn tỷ đồng, bằng 34% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 23,4% dự toán (tỷ lệ giải ngân ước đạt 23,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), chi trả nợ lãi ước đạt 46,9% dự toán và chi thường xuyên ước đạt 40,4% dự toán.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình cấp thẩm quyền ban hành các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, người dân có quy mô khoảng 68 nghìn tỷ đồng.
“Bộ Tài chính đang trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định về gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024 (với quy mô dự kiến khoảng 84 nghìn tỷ đồng) và nghị định về gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong năm 2024 (với quy mô dự kiến khoảng 8,56 nghìn tỷ đồng).
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024”, ông Chi cho biết.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành thông tư theo trình tự thủ tục rút gọn, dự kiến sẽ giảm 36 loại phí, lệ phí.
Công tác quản lý nợ công được kiểm soát chặt chẽ. Các chỉ tiêu nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách Nhà nước, nợ chính quyền địa phương, bảo đảm các chỉ tiêu trong giới hạn an toàn nợ. Bộ Tài chính cũng đã kịp thời tham mưu đề xuất và tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp về quản lý, điều hành giá, nhằm bảo đảm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc