Hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ TN&MT hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí

DNVN - Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT ) vừa có Công văn số 3051/BTNMT-TCMT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.

Không khí Việt Nam ô nhiễm nhất thế giới? / Hà Nội, TP. HCM ô nhiễm không khí ở mức báo động

Theo đó, nội dung công văn nhằm triển khai Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020, Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 1/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường cấp tỉnh và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nghiêm việc xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí cấp tỉnh.

Để kịp thời có tài liệu kỹ thuật hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo đúng các quy định và yêu cầu nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã soạn thảo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh tại phụ lục kèm theo Công văn số 3051/BTNMT-TCMT. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu hướng dẫn, tổ chức xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh và ban hành để triển khai thực hiện.

Bộ TN&MT hướng dẫn xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.

Bộ TN&MT hướng dẫn xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.

Theo đó, quy trình lập Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh cần được xác định theo các bước như sau: Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí và công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; xác định mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí; xác định, phân tích chi phí - hiệu quả, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí được ưu tiên thực hiện; đề xuất các nội dung và lộ trình thực hiện của Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; tham vấn dự thảo Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; hoàn thiện dự thảo Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.

Việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí cần căn cứ vào các nguồn dữ liệu sau: Kết quả của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí tại địa phương (số liệu từ các trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí tự động, liên tục tại địa phương); số liệu từ các chương trình quan trắc môi trường định kỳ của địa phương và các chương trình quan trắc môi trường quốc gia thực hiện tại địa phương; thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác có liên quan: kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh đã được nghiệm thu hoặc các dự án hợp tác quốc tế có liên quan; căn cứ để so sánh, đánh giá giá trị nồng độ quan trắc các thông số cơ bản trong không khí xung quanh của địa phương vượt so với giá trị giới hạn theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - QCVN 05:2013/BTNMT (sau đây viết tắt là QCVN 05:2013/BTNMT).

Lộ trình thực hiện của Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí và các điều kiện, nguồn lực thực hiện; đối với các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí được đề xuất ưu tiên thực hiện, cần xem xét xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện và nguồn lực, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường của địa phương.

Các chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí có thể bao gồm: mức phát thải hằng năm (tấn/năm) đối với các thông số SO2, NOx, CO, PM10, PM2.5 từ các nguồn phát thải (nguồn điểm, nguồn di động, nguồn diện); giá trị nồng độ các chất ô nhiễm tại thời điểm đánh giá giảm được bao nhiêu µg/m3 so với thời điểm bắt đầu thực hiện kế hoạch; tỷ lệ (%) số người mắc các bệnh đường hô hấp (có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường không khí) trên tổng dân số của địa phương…

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm